Những chi phí khi vận chuyển nội địa dành cho dân xuất nhập khẩu

Nội dung được viết bởi Lực td

Như chúng ta đã biết, công việc xuất nhập khẩu liên quan rất nhiều đến các loại chi phí khác nhau, từ hàng không, đường bộ cho đến đường thuỷ. Trong bài viết này, Gitiho sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về các loại chi phí vận chuyển trucking nội địa. Những chi phí vận chuyển này hầu hết liên quan đến Container bao gồm gửi Cont, phí sửa chữa Cont, nâng hạ Cont,... Ngoài ra, ở cuối bài viết sẽ là phần giải mã con số nằm ở cuối được in trên cửa Container

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Những chi phí vận chuyển nội địa đối với hàng Cont

Những thuật ngữ thường gặp

Khi vận chuyển trucking nội địa ta cần lưu ý những thuật ngữ sau:

- Lưu ca xe: Hành động đặt xe, đặt Cont vận chuyển nhưng lại không dùng đến xe đó, đồng nghĩa với việc người đặt xe mất tiền cho nhà xe đó. Thường có hai trường hợp:

  • FWD đặt xe gắp hàng nhưng chưa xong tờ khai (Nhỡ việc cho xe)
     
  • Đóng hàng hoặc dỡ hàng tại kho của chủ hàng quá lâu (Xe không quay đầu kịp, có thể gặp đường cấm,...). Chi phí này nhà xe có thể thu của FWD tầm 1,2tr/ngày (Giống chi phí chờ đợi của Taxi).  Lúc này FWD sẽ phải làm việc lại với khách hàng để xử lý.

- Đường cấm (công an): Lưu ý tuyến đường có đường cấm thì phải bao luật hoặc gọi khách hàng đến để dẫn vào 

Xem thêm: Cách phân loại hàng hóa theo Container trong xuất nhập khẩu

Những chi phí vận chuyển trucking nội địa thường gặp

- Nâng hạ: Khi nâng Cont tại cảng, thì sẽ có phơi phiếu EIR để xác định thời gian kéo Cont ra khỏi cảng, xác định tình trạng Cont,... Khi kéo hàng về, kiểm tra Cont và chốt nội dung vào phơi phiếu

- Chi phí sửa chữa Cont: Dựa vào tình trạng được ghi trên phôi phiếu, nếu có vấn đề hỏng hóc thì cảng và hãng tàu sẽ thu phí của FWD, lúc này FWD sẽ làm việc ngược trở lại với khách hàng.

- Có thể ghép hàng đi chung một chuyến

Trường hợp này hay áp dụng đối với hàng lẻ. Ví dụ: Chúng ta có một lô hàng từ Hải Phòng lên Hà Nội, đội xe thì có 2 lô hàng nữa cùng chung hành trình này và họ đề nghị ghép hàng để đi chung 1 chuyến. Nếu đi lẻ từ Hải Phòng lên Hà Nội thì hết 1 triệu VND, còn khi đi chung thì chỉ mất 800-900 nghìn VND

- Có thể kết hợp hàng hai chiều để tiết kiệm chi phí vận chuyển

Ví dụ: Hàng đi từ Hải Phòng lên Hà Nội, thì sau khi trả hàng xong thì xe hàng sẽ rỗng, ta có thể sử dụng ngay xe này đi trả hàng đi các thành phố khác như Hải Dương, Hải Phòng,... Cách này đặc biệt hữu dụng khi vận chuyển Bắc Nam. Một chuyến đi Bắc Nam có thể tốn đến 35 triệu, nhưng nếu có chiều ngược lại từ Nam ra Bắc để tận dụng xe rỗng thì chỉ rơi vào khoảng 20 triệu, lúc này chi phí vận chuyển đã được tiết kiệm rất nhiều.

Các chi phí vận chuyển nội địa khác 

- DEM: Demurrage Charge: Chi phí vận chuyển lưu hàng trong Container tại bãi, do hãng tàu thi chủ hàng

Hãng tàu cho chủ hàng mượn vỏ Cont và chủ hàng coi vỏ Cont như một kho di động để hàng của mình được trú mưa trú nắng, tránh trộm cắp

- Storage: Phí lưu Container tại bãi mà cảng thu trực tiếp từ chủ hàng hoặc hãng tàu (Có thể thu gộp với chi phí DEM) 

Có thể hình dung như sau: Cảng đang có đất và Cont hàng đang nằm trên đất của cảng thì cảng thu thuế đất (Khá giống với việc bạn đi gửi xe và mất chi phí gửi xe trên đất của bãi gửi xe)

- DET: Detention Charge: Chi phí vận chuyển lưu Container tại kho riêng của chủ hàng hay thường gọi là "Phí lưu Cont"

Ví dụ: Một lô hàng được nhập về Hải Phòng và được làm xong hết các thủ tục hải quan rồi trả hàng ở Hà Nội. Lúc này thì việc gắp Cont ra khỏi cảng rồi quay đầu về trả Cont rỗng thì hết 3 ngày thì tính vào chi phí lưu vỏ Cont DET. Tránh tình trạng chủ hàng lạm dụng vỏ Cont của hãng tàu đi ra Hà Nội rồi trả hàng từ Hà Nội về các thành phố khác.

- Free time = Tổng chi phí DEM + DET

*Lưu ý: Chi phí vận chuyển DEM và DET làm rất chặt, có những lô hàng không giải quyết được thủ tục hải quan trong vòn 2 tháng thì mất rất nhiều tiền. Ước tính $30/Cont 20'/ngày và $40/Cont 40'/ngày

Những chi phí khi vận chuyển nội địa dành cho dân xuất nhập khẩu

Cách tính kiểm tra số Container

Đây là cách tính số cuối cùng trên vỏ Container được quy ước theo chuẩn quốc tế

Chữ số cuối cùng trên Cont này được đánh dấu là số (2) để bạn đọc tiện theo dõi

Những chi phí khi vận chuyển nội địa dành cho dân xuất nhập khẩu

Ở đây có những giá trị dưới dạng chữ từ A đến Z ứng với số từ 10 đến 38

Từ đó chúng ta sẽ có một bảng tính kiểm tra lại số vỏ Cont từ hình ảnh ví dụ trên. 

  • Cột đầu tiên là những chữ cái ứng với các chữ số tại cột thứ hai 
  • Cột số ba là những số luỹ thừa với 2 bắt đầu từ 2^0, 2^1,... cho đến 2^9
  • Cột thứ tư là kết quả của cột hai nhân với cột ba

Cuối cùng là lấy tổng của cột thứ tư chia cho 11, còn dư bao nhiêu thì viết vào số cuối cùng của Container

Những chi phí khi vận chuyển nội địa dành cho dân xuất nhập khẩu

Tổng kết

Bài viết này Gitiho đã cùng bạn đọc tìm hiểu thêm về các loại phí trucking đối với hàng nội địa cũng như cách tính kiểm tra số Cont. Trong quá trình làm việc xuất nhập khẩu, chúng ta cần phải rất lưu ý để tối ưu các chi phí vận chuyển đi kèm, chi phí vẩn chuyển phát sinh, thậm chí có những phí lên đến hàng triệu đồng cho một ngày, bởi vậy hy vọng bạn đọc sẽ áp dụng tốt những kiến thức trong bài viết này trong công việc.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông