Những điểm mới trong bộ luật lao động có hiệu lực từ năm 2021

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Một trong những công việc mà người làm hành chính nhân sự cần quan tâm và lưu ý chính là cập nhật các thay đổi của Bộ luật lao động để kịp thời điều chỉnh chính sách cho nhân sự của doanh nghiệp cho phù hợp. Dưới đây là những cập nhật về những điểm mới trong bộ luật lao động chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021

Xem thêm: Những điểm mới trong Bộ Luật Lao Động 2019 tác động đến doanh nghiệp và người lao động

Điểm mới trong bộ luật lao động về hợp đồng lao động

Không chỉ người làm nhân sự cần nắm chắc về những điểm mới của quy định về hợp đồng lao động trong bộ luật lao động để có những điều chỉnh chính sách phù hợp; mà người lao động cũng cần hiểu những thay đổi trong bộ luật lao động về hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình làm việc cho doanh nghiệp. 

Những điểm mới trong bộ luật lao động có hiệu lực từ năm 2021

Những điều chỉnh, thay đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 trong bộ luật lao động là:

  • Chấp nhận hợp đồng lao động thông qua các phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
  • Bỏ hợp đồng lao động thời vụ hoặc theo công việc nhất định. Theo bộ luật lao động quy định, những công việc có thời hạn ngắn (kế cả 1-2 tháng), cần kí hợp đồng lao động có thời hạn, không còn tồn tại hợp đồng thời vụ nữa. 
  • Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng, không áp dụng thử việc
  • Bổ sung thêm 2 trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động
  • Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do (trước đây nếu muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng, người lao động cần thuộc trường hợp được phép đã quy định trong bộ luật lao động)
  • Bổ sung quy định về những trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước
  • Bổ sung 2 trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước
  • Bộ luật lao động quy định thêm về thời gian giải quyết và trách nhiệm của 2 bên khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • Bộ luật lao động quy định lại về những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động: Yêu cầu phải có tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động. 

Xem thêm: Tìm hiểu cách đóng BHXH, BHYT cho lao động người nước ngoài mới nhất

Điểm mới trong bộ luật lao động về chế độ lương, thưởng

Những nội dung về chế độ lương, thưởng có trong Bộ luật lao động 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 là:

  • Người sử dụng lao động không được ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc đơn vị khác
  • Người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương, phiếu lương cho người lao động vào mỗi lần trả lương
  • Người sử dụng lao động phải chịu chi phí mở tài khoản lương cho người lao động nếu doanh nghiệp trả lương qua ngân hàng
  • Bộ luật lao động có quy định mới về lãi suất khi tính tiền đền bù do chậm trả lương cho người lao động
  • Thêm quy định cụ thể về tiền lương ngừng việc khi người lao động phải ngừng việc vì sự cố về điện, nước không phải do người sử dụng lao động hoặc thiên tai, hảo hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, di dời địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế
  • Người lao động được hưởng nguyên lương 2 ngày nghỉ quốc khánh
  • Thêm các trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương
  • Luật lao động quy định: Người lao động có quyền nghỉ việc ngay, không cần báo trước khi doanh nghiệp chậm trả lương.
  • Lao động nữ mang thai làm công việc nặng nhọc được giảm bớt 1 giờ và vẫn được hưởng nguyên lương

Xem thêm: Hợp đồng thời vụ là gì? Quy định của pháp luật về hợp đồng thời vụ

Điểm mới trong bộ luật lao động về nghỉ phép

Bộ luật lao động 2019 có điều chỉnh, bổ sung những nội dung về nghỉ phép, nghỉ không lương, nghỉ việc riêng mà người lao động và người sử dụng lao động cần biết như sau:

Nghỉ hàng năm

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thì được nghỉ phép hàng năm mà vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động do bộ luật lao động quy định. Chi tiết chế độ nghỉ như sau:

  • Người lao động được nghỉ phép 12 ngày nếu làm công việc trong điều kiện bình thường
  • Người lao động được nghỉ phép 14 ngày nếu người lao động là người khuyết tật. người chưa thành niên, người làm công việc nặng nhọc, trong điều kiện làm việc độc hại, nguy hiểm
  • Người lao động được nghỉ phép 16 ngày nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, điều kiện đặc biệt độc hại, nguy hiểm

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thì số ngày nghỉ phép sẽ theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Nếu người lao động thôi việc, mất việc nhưng chưa sử dụng hết số ngày nghỉ phép hàng năm thì người sử dụng lao động cần thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ

Khi nghỉ hàng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được phép tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3, Điều 101 Bộ luật lao động.

Ngày nghỉ hàng năm sẽ tăng thêm theo thâm niên làm việc: 5 năm một lần người lao động sẽ được tăng thêm 1 ngày nghỉ phép hàng năm (theo quy định tại khoản 1, điều 113, Bộ luật lao động) 

Những điểm mới trong bộ luật lao động có hiệu lực từ năm 2021

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

Theo luật lao động quy định, người lao động được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương và phải thông báo trước cho người sử dụng lao động. Chi tiết chế độ nghỉ như sau:

  • Nghỉ kết hôn: 03 ngày
  • Nghỉ khi con đẻ, con nuôi kết hôn: 01 ngày
  • Nghỉ khi cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của mình và của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ; con nuôi chết: 03 ngày

Đối với trường hợp ông bà nội ngoại, anh chị em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh chị em ruột kết hôn, người lao động được nghỉ không lương 01 ngày và phải báo trước với người sử dụng lao động. 

Tổng kết

Trên đây là một số điểm mới trong bộ luật lao động có hiệu lực từ 2021 mà người lao động và người sử dụng lao động cần quan tâm. Mong rằng bạn đã có thể nắm rõ những thay đổi này và áp dụng vào công việc của mình, tránh bị ảnh hưởng quyền lợi khi tham gia sản xuất, lao động.

Chúc bạn học tốt!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông