Những điều cần biết về loại hình doanh nghiệp trước khi khởi nghiệp

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Một trong những bước cần thiết bạn nhất định phải làm trước khi khởi nghiệp đó là xác định loại hình doanh nghiệp. Vậy bạn đã biết loại hình doanh nghiệp là gì chưa? Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam? Đâu mới là loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu của bạn? Hãy cùng Gitiho đi làm rõ những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.

Gitiho for Leading Business - Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp là môt hình thức kinh doanh để một cá nhân hay một tổ chức lựa chọn trước khi thành lập doanh nghiệp. Việc xác định loại hình doanh nghiệp trước khi thành lập là bắt buộc, để nhà nước dễ dàng quản lý theo quy định pháp luật.

Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam?       

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân tự thành lập, tự làm chủ, tự chịu trách nhiệm về pháp luật. Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. 

loai-hinh-doanh-nghiep

- Ưu điểm: Việc quyết định các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng, do chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định.

- Nhược điểm: mức độ rủi ro cao do không có tư cách pháp nhân. Khi gặp rủi ro, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.

Công ty cố phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, những phần này gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm với các khoản nợ và tài sản trong phạm vi vốn góp. 

Một công ty được gọi là công ty cổ phần khi công ty đó có tối thiểu 3 cổ đông trở lên, không quy định số lượng tối đa. Những cổ đông tham gia có thể là cá nhân hoặc tổ chứ.

loai-hinh-doanh-nghiep

- Ưu điểm

  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp (góp bao nhiêu thì chịu trách nhiệm bấy nhiêu).
  • Cơ cấu vốn linh hoạt bởi không giới hạn số lượng cổ đông tham gia góp vốn.
  • Dễ dàng huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.

- Nhược điểm

  • Vì nhiều cổ đông tham gia nên việc điều hành công ty trở nên phức tạp, khó thống nhất để đưa ra quyết định cuối cùng. 
  • Những cổ đông sáng lập có khả năng mất quyền kiểm soát công ty. 

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp cổ phần và những vấn đề cần lưu ý

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Đây là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc tổ chức thành lập cũng chính là chủ sở hữu. Vốn điều lệ của công ty được tính bằng tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp vào. 

Với loại hình doanh nghiệp này, chủ sở hữu được quyền giảm vốn nếu công ty đã hoạt động liên tục trong vòng 2 năm.

loai-hinh-doanh-nghiep

- Ưu điểm:

  • Chủ sở hữu ít chịu rủi ro do có tu cách pháp nhân.
  • Cơ cấu tổ chức đơn giản, chủ sở hữu toàn quyền quyết định các hoạt động trong công ty.
  • Được phép phát hành trái phiếu.

- Nhược điểm:

  • Mức lương của chủ sở hữu không được tính là chi phí doanh nghiệp.
  • Không được phép phát hành cổ phiếu.

Xem thêm: Hồ sơ nhân sự ban đầu của doanh nghiệp mới thành lập

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

Đây là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên, và tối đa không quá 50 thành viên. Các thành viên có thể là các cá nhân hoặc tổ chức.

- Ưu điểm:

  • Thành viên góp vốn ít gặp rủi ro do chỉ chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã góp.
  • Được phép phát hành trái phiếu.

- Nhược điểm: khó khăn trong việc huy động vốn do không được phép phát hành cổ phiếu.

Công ty hợp danh

Khi một công ty hoạt động dưới loại hình công ty hợp danh thì công ty đó phải đạt đủ 3 yếu tố:

  • Ít nhất 2 thành viên hợp danh, ngoài thành viên hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn.
  • Thành viên hợp danh phải có trình độ chuyên môn, uy tín trong nghề, và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Riêng thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã góp.
loai-hinh-doanh-nghiep

- Ưu điểm:

  • Tạo được sự  uy tín trên thị trường bằng cách kết hợp những uy tín trong nghề của các thành viên hợp danh.
  • Vì có ít thành viên nên việc quản lý điều hành công ty trở nên dễ dàng.

- Nhược điểm:

  • Thành viên góp vốn không có quyền quản lý doanh nghiệp.
  • Không được phát hành cổ phiếu => khó huy động vốn.

Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế doanh nghiệp mới thành lập

Kết luận

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu vê các loại hình doanh nghiệp. Hi vọng qua bài viết này những bạn có ý định khởi nghiệp sẽ chọn được loại hình phù hợp với mục tiêu của mình.

Thành lập doanh nghiệp là một chuyện, để doanh nghiệp đi đúng hướng bạn cần một nguồn nhân lực chất lượng. Gitiho giới thiệu bạn giải pháp đào tạo nguồn nhân lực - Gitiho for Leading Business. Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân sự thông qua thư viện hơn 2.000 chương trình "Học ngay làm luôn". Gitiho for Leading Business mong muốn rằng với sự đồng hành này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí đào tạo, phát triển toàn diện nguồn nhân lực, thúc đẩy hiệu suất kinh doanh và nâng tầm thương hiệu trên thị trường, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông