Những quy định người lao động cần biết về bảo hiểm thất nghiệp

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với người lao động, giúp san sẻ gánh nặng chi phí cuộc sống cho người lao động trong thời gian người lao động chưa tìm được việc làm mới. Quan trọng là thế nhưng không phải ai cũng biết về chế độ bảo hiểm này. Nếu bạn còn đang thắc mắc không biết bảo hiểm thất nghiệp là gì, quyền lợi khi sở hữu bảo hiểm thất nghiệp và làm thế nào để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì hãy theo dõi bài viết này để cùng Gitiho tìm kiếm câu trả lời nhé!

Xem thêm: Những quy định mới về chính sách bảo hiểm xã hội năm 2022

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp gồm 4 chế độ: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề và hỗ trợ duy trì việc làm. Như vậy, những quyền lợi mà người lao động được hưởng từ bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là một khoản tiền, mà còn là những cơ hội công việc, giúp người lao động nhanh chóng có công việc mới và ổn định cuộc sống.

bao-hiem-that-nghiep

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp và chế độ trợ cấp thất nghiệp

Đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp (đặc biệt là chế độ trợ cấp thất nghiệp) bao gồm người lao động có những điều kiện sau:

  • Đã ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn. Đối với hợp đồng có xác định thời hạn thì hợp đồng cần có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Nếu người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định ở trên thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm  thất nghiệp
  • Người sử dụng lao động cần tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm có: Cơ quan nhà nước; Đơn vị sư nghiệp công lập; Đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị - xã hội; Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm; Tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam

Xem thêm: Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2021

Điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp của bảo hiểm thất nghiệp

Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần đáp ứng được những điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 và Điều 46, Luật việc làm 2013

"Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm, đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết."

Tổng kết

Như chúng ta đã thấy, bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ quan trọng và vô cùng có ý nghĩa với người lao động, đặc biệt là trong thời gian phải nghỉ việc và chưa tìm được việc làm mới. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về chế độ bảo hiểm thất nghiệp để nắm bắt được rõ và không bị mất quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm.

Một nhân viên Hành chính - Nhân sự cần nắm rất chắc về kiến thức Luật, đặc biệt là Luật Lao động và Luật bảo hiểm xã hội để nhanh chóng, dễ dàng giải quyết các vấn đề, giải đáp các thắc mắc của người lao động liên quan đến hợp đồng, chế độ lương, thưởng, phúc lợi cũng như các nghĩa vụ về thuế. Khóa học “HRG04 - Pháp luật lao động” với 37 bài giảng sẽ mang tới cho các bạn đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm và lưu ý về Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm xã hội cũng như các nghĩa vụ thuế chỉ sau 8 giờ học. Các bạn có thể bấm vào đây để tham khảo nhé!

Chúc bạn học tốt!

Người làm hành chính nhân sự mới, người trái ngành chuyển sang sẽ có:

  • Kỹ năng Hành chính bao gồm đầy đủ các kỹ năng làm việc, soạn thảo văn bản, giấy tờ, quản lý công văn, tài sản, văn phòng phẩm.
  • Kỹ năng Nhân sự bao gồm xây dựng quy trình quản lý nhân sự, chấm công, tính thuế, bảo hiểm,... trên Excel
  • Bộ Template khóa học Hành chính Nhân sự ứng dụng trực tiếp trong Doanh nghiệp.

Đăng kýHọc thử ngay để trải nghiệm tất cả những kỹ năng cần thiết của một nhân viên Hành chính nhân sự như thế nào nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông