Như thường lệ, vào đầu mỗi thập niên 1990, 2000 và 2010, Phòng Thương Mại Quốc Tế ICC (International Chamber of Commerce) sẽ đưa ra một bản sửa đổi quy tắc Incoterm. Năm 2020 cũng không phải ngoại lệ khi Incoterm 2020 được chính thức đưa vào hiệu lực.
Uỷ ban soạn thảo của Incoterm 2020 bao gồm 3 chuyên gia thực hành đến từ Mỹ, Trung Quốc, Úc và 5 luật sư đến từ EU (Pháp, Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ). Đối với đoàn Trung Quốc và Úc, đây là lần đầu tiên họ được tham gia vào Uỷ ban soạn thảo ICC. Công việc của họ là sửa đổi các bản dự thảo trước khi bản Incoterm 2020 chính thức được thông qua.
Incoterm 2020 sẽ có những thay đổi lớn liên quan đến điều kiện thương mại quốc tế, đơn giản hoá các quy tắc, loại bỏ những từ ngữ và các cụm từ khó hiểu để những cá nhân không thành thạo tiếng Anh có thể hiểu được các điều kiện Incoterm.
Incoterm 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
XEM NHANH BÀI VIẾT
FOB (Free On Board - Giao lên tàu) và CIF (Cost, Isurance and Freight - Chi phí hàng, bảo hiểm và cước) là hai điều kiện tiên quyết được sử dụng trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, tại các phiên bản Incoterm trước đây, điều kiện FOB và CIF chưa được truyền tải rõ ràng. Vì vậy mà những doanh nghiệp thương mại quốc tế vẫn sử dụng FOB và CIF đối với hàng vận chuyển bằng container thay vì sử dụng FCA (Free Carrier - Giao cho người chuyên chở) và CIP (Carriage and Insurance Paid to - Cước và bảo hiểm trả khi tới điểm đến).
Hiện nay, khoảng 80% hàng hoá trên thế giới đều được vận chuyển thông qua container, dễ hiểu Uỷ ban soạn thảo Incoterm 2020 dự định sửa đổi điều kiện FOB và CIF để thuận tiện cho hàng hoá đi container.
CNI là viết tắt của Cost and Insurance - Chi phí hàng và Bảo hiểm đã được thêm vào Incoterm 2020 nhằm bổ sung cho FCA và CFR/CIF. CNI được coi là điều kiện "Arrival Incoterm", tức những rủi ro và trách nhiệm được giao từ người bán sang người mua tại POL (cảng đi). Khác với FCA khi người bán phải chịu tiền bảo hiểm quốc tế và không bao gồm cước vận chuyển như CFR/CIF . Với điều kiện mới này cho phép người bán chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hoá và người mua phải chịu rủi ro vận chuyển.
FCA được biết đến là một điều kiện linh hoạt về nơi giao hàng: nhà kho cảng biển, cảng hàng không,... và áp dụng với mọi phương thức vận tải và đối với vận tải đa phương thức. Khoảng 40% giao dịch thương mại quốc tế hiện nay đều thực hiện điều kiện FCA.
Trong Incoterm 2020, FCA được mở rộng thêm hai điều kiện:
Việc loại bỏ EXW và mở rộng thêm điều kiện cho FCA sẽ tạo ra thay đổi tích cực cho các nhà xuất khẩu để kiểm soát và nắm rõ được trách nghiệm, nghĩa vụ khi thông quan xuất nhập khẩu. Đồng nghĩa người bán sẽ chịu trách nhiệm lớn hơn và người mua được bảo vệ tốt hơn trong quá trình chuyển giao rủi ro.
-FAS (Free Alongside Ship - Giao dọc mạn tàu) hiện nay không được sử dụng nhiều trong thương mại quốc tế bởi FAS có nhiều điểm giống với FCA, từ đó bên Shipper hoàn toàn giao hàng tại cảng như khi sử dụng FAS bởi bến tàu là một phần của bến cảng. Ngược lại, khi sử dụng FAS, trường hợp tàu đến muộn thời hạn giao hàng sẽ phải chờ tại bến tàu đến khi CNEE đến lấy hàng. Còn đến sớm quá, Shipper lại không có thời gian sắp xếp hàng hóa.
- EXW (Ex Work - Giao tại xưởng) thường được sử dụng bởi những doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, DDP (Delivery Duty Paid - Thuế trả trước) sử dụng cho các hàng hoá như phụ tùng, linh kiện được gửi qua các công ty chuyển phát nhanh tới tay người mua. Cả hai điều kiện này đều hay được sử dụng trong thương mại nội địa. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, EXW và DDP mẫu thuẫn với Bộ luật Hải Quan mới của EU.
Trước đây với điều kiện Incoterm 2010, khi CNEE đã đưa hàng hóa lên phương tiện vận chuyển của bên chuyên chở, đồng nghĩa bên chuyên chở/ công ty giao vận sẽ phát hành biên lai nhận hàng và CNEE sẽ hết trách nhiệm đối với hàng hóa đó. Vấn đề nằm ở việc, phương tiện chuyên chở hàng hóa được chỉ định là phương tiện vận tải trung chuyển, không phải phương tiện vậnt ải quốc tế. Trường hợp hai bên cùng sử dụng phương thức thanh toán L/C, ngân hàng sẽ yêu cầu người bán xuất trình vận đơn có dấu On-board mới được chấp thuận thanh toán. Mặc dù vậy, mâu thuẫn tiếp tục nằm ở việc tàu chuyên chở quốc tế thường không cấp vận đơn On-Board cho người bán nếu người bán không đưa hàng lên tàu quốc tế. Do đó, người bán sẽ gặp khó khăn về thời gian để chờ được cấp vận đơn có dấu On-Board mới được thanh toán.
Nắm được thực trạng này, các luật sư đã sửa đổi Incoterm 2020, cho phép các bên thỏa thuận trong hợp đồng rằng: Người bán hoàn toàn có khả năng chỉ định thuê bên chuyên chở cấp cho người bán vận đơn On-Board để dễ dàng làm thủ tục thanh toán với điều kiện FCA.
CIP (Carriage and Insurance Paid to) và CIF (Cost Insurance and Freight) là hai dạng điều kiện yêu cầu người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Trước đây, khi Incoterm 2010 vẫn còn được sử dụng, người bán chỉ cần mua bảo hiểm cho hàng hóa ở mức tối thiểu hoặc mua theo thỏa thuận giữa hai bên là đạt yêu cầu. Cho đến Incoterm 2020, điều kiện CIP được nâng lên loại bảo hiểm cao nhất là loại A và giữ nguyên điều kiện tối thiểu cho điều kiện CIF.
Bảo hiểm hàng hoá là cam kết bồi thường của đơn vị bảo hiểm đối với hàng hoá gặp tai nạn hoặc rủi ro thiên tai trong quá trình vận chuyển của doanh nghiệp đã mua bảo hiểm.
Bảo hiểm hàng hoá có tác dụng giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra chứ không thể nào ngăn chặn được rủi ro mà hàng hoá có thể gặp. Bởi vậy, khi doanh nghiệp mua bảo hiểm, trong quá trình giao vận mà đơn hàng gặp rủi ro sẽ được bảo hiểm bồi thường một khoản cụ thể theo hợp đồng. Ngược lại, nếu không mua bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ tổn thất.
Vì tính quan trọng của bảo hiểm mà mỗi loại bảo hiểm sẽ được phân theo phương thức vận chuyển nhất định, cụ thể:
Bốn loại bảo hiểm này thường được sử dụng nhiều nhất cho các chuyến hàng trên khắp thế giới và đáp ứng được quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá. Mỗi loại bảo hiểm sẽ có ưu và nhược điểm riêng.
Vì tính thời gian chuyển đổi lâu giữa các phiên bản Incoterm nên dễ hiểu các doanh nghiệp, người bán, người mua vẫn chưa nắm rõ được hết phần nào của Incoterm 2020. Hiểu được điều này, bạn đọc cần nắm chắc sự khác biệt trong các điều kiện mới của Incoterm 2020 trong quá trình sử dụng và quy định rõ trong hợp đồng. Hy vọng những kiến thức mới mẻ trong bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong quá trình làm việc.