Tại sao nên mua FOB, bán CIF trong xuất nhập khẩu - Logistics

Nội dung được viết bởi Lê Nguyễn Nhật Phương

CIF, FOB là 2 điều kiện giao hàng phổ biến trong Incoterms, trong đó quy định các quyền và nghĩa vụ giữa người mua và người bán. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bạn nên lựa chọn hình thức giao nhận nào trong xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Phân biệt điều kiện giao hàng CIF và FOB trong xuất nhập khẩu

Điều kiện giao hàng CIF trong Incoterms

CIF (Cost, Insurance, Freight) nghĩa là tiền hàng, bảo hiểm, cước phí, là điều kiện giao hàng tại cảng đến, người bán hoàn thành trách nhiệm của mình khi tàu cập bến. Nó thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó, chẳng hạn: CIF Haiphong. 

- Người bán: Làm hợp đồng tàu biển, đóng các khoản phí: phí tàu biển, phí bảo hiểm và các loại local charges như THC, Seal. Bill fee nếu có. Làm các thủ tục hải quan, thanh lý hải quan để thông quan cho lô hàng. Mua bảo hiểm hàng hải cho lô hàng. Thông báo người mua ngày tàu chạy.

- Người mua: Nhận hàng tại cảng đến, lấy vận đơn và các chứng từ liên quan đến tiền hàng; chịu mọi rủi ro tổn thất và rủi ro hàng hóa khi hàng hóa đã được đưa qua lan can tàu. Chịu chi phí dỡ hàng, làm hàng, cầu tàu trừ trường hợp người bán chịu theo hợp đồng quy định. Lấy giấy cho phép nhập khẩu và các giấy tờ liên quan khác

Điều kiện giao hàng FOB trong Incoterms

FOB (Free on Board) nghĩa là giao hàng lên tàu, người bán hoàn thành trách nhiệm của mình ngay khi hàng được xếp lên boong tàu tại cảng. FOB chỉ dành cho xuất nhập khẩu đường biển.

- Người bán: Chịu chi phí đưa hàng đến cảng, chằng buộc hàng, cẩu hàng và chịu trách nhiệm khai báo hải quan làm thông quan cho lô hàng, giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tàu. Đồng thời chịu trách nhiệm trả các phí local charges (THC, Seal, Bill) tại cảng xếp hàng. Những trách nhiệm phát sinh trước thời điểm hàng hóa lên tàu thuộc về người bán.

- Người mua: chịu trách nhiệm đặt tàu, gửi booking cho người bán, cung cấp đầu đủ thông tin ngày tàu chạy, địa điểm xếp hàng. Khi hàng đến thì người mua cũng đóng những phí như local charges phát sinh tại cảng đến như: THC, phí D/O,…Các chi phí sau đó, bao gồm cả chi phí thuê tàu, bảo hiểm là do người mua chịu.

Phân biệt FOB và CIF trong điều kiện giao hàng xuất nhập khẩu

- Giống nhau: FOB và CIF đều là 2 điều kiện giao hàng được sử dụng nhiều nhất trong xuất nhập khẩu hiện nay, nó đều có điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán tại cảng xếp hàng, trong đó, người bán chịu trách nhiệm làm thủ tục Hải quan, người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu.

- Khác nhau: 

 FOBCIF
Điều kiệnGiao hàng lên tàu
 
Tiền hàng + bảo hiểm + cước phí
 
Trách nhiệm thuê tàuNgười mua
 
Người bán
 
Điểm chuyển giao chi phíTại cảng xếp
 
Tại cảng dỡ
 
Tại sao nên mua FOB, bán CIF trong xuất nhập khẩu - Logistics

Xem thêm: Những thông tin và ví dụ của Incoterm trong xuất nhập khẩu

Tại sao nên mua FOB, bán CIF trong xuất nhập khẩu

Khi nhập FOB và xuất CIF, các doanh nghiệp sẽ nhận được các ưu đãi từ hãng tàu, dành được quyền chủ động trong vận tải, bảo hiểm phương tiện vận tải. Điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp vì họ dễ dàng thương lượng giá cả, bảo hiểm, thời gian giao hàng với bên vận tải nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

Lợi ích của mua FOB trong xuất nhập khẩu

Nhập khẩu theo điều kiện FOB, doanh nghiệp có thể hoàn toàn nắm giữ quyền thuê tàu, quyền đàm phán, quyết định về thời gian giao hàng sao cho phù hợp với yêu cầu của từng hàng hóa.

Ví dụ: Những loại hàng hóa mang tính thời vụ như quà tết, quà giá sinh, quần áo theo mùa, hoa quả theo mùa,... cần chuyển về đúng thời vụ, vì vậy, người nhập khẩu cần nắm rõ lịch tàu chạy để hàng hóa đến nơi đúng thời điểm.

Bên cạnh đó, đại lý hãng vận tải của nhà nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm hối thúc người xuất khẩu gioa hàng đúng lịch trình, đảm bảo số lượng, khối lượng, chất lượng hàng hóa. Ngoài ra, đại lý vận tải còn giúp nhà nhập khẩu xác định thông tin người xuất khẩu, tránh tình trạng lừa đảo, hoãn giao hàng hóa.

Đây là hình thức giao hàng tốt nhất cho người nhập khi 2 bên xuất nhập khẩu chưa đủ tin tưởng lẫn nhau.

Lợi ích của bán CIF trong xuất nhập khẩu

Xuất khẩu theo điều kiện CIF, doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, lựa chọn hãng vận tải và đàm phán về thời gian giao nhận hàng hóa.

Ví dụ: Đang trong thời kỳ cao điểm, giá vận chuyển và phụ phí tăng lên gấp 2, 3 lần, tuy nhiên thời hạn giao hàng vẫn còn nhiều, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chờ tới khi kết thúc cao điểm mới giao hàng để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận đúng thời hạn.

Ngoài ra, khi chưa đủ tin tưởng, việc giao phó thuê tàu cho bên nhập khẩu có rất rủi ro vì bên nhập khẩu có thể vì tiết kiệm chi phí mà thuê hãng tàu không đảm bảo chất lượng, lộ trình, thời gian vận chuyển không đảm bảo.

Hoặc khi bên xuất khẩu đã chuẩn bị xong hàng hóa và đưa ra cảng, nhưng hãng vận tải của doanh nghiệp nhập khẩu có sự cố hoãn giao hàng dẫn đến lưu kho làm giảm chất lượng hàng hóa (nhất là đối với các hàng hóa đặc thù như nông sản, thủy sản,...)

Lợi ích của mua FOB, bán CIF trong xuất nhập khẩu đối với quốc gia

Khi sử dụng hình thức nhập FOB, xuất CIF, doanh nghiệp góp phần làm giảm chi tiêu ngoại tệ và đẩy mạnh ngành vận tải, giao nhận trong nước phát triển, nâng cao vị thế của vận tải nước nhà trên thị trường quốc tế, tạo công ăn việc làm cho người dân nước nhà trong ngành Logistics.

Xem thêm: Những lưu ý về Incoterm và điều kiện loại E, F trong Incoterm

Kết luận

Qua bài viết trên, Gitiho đã cùng bạn khám phá lý do tại sao các doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức nhập FOB và xuất CIF trong xuất nhập khẩu rồi đấy. Hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công cho công việc của mình và đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích khác nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông