Những lưu ý về Incoterm và điều kiện loại E, F trong Incoterm

Nội dung được viết bởi Lực td

Trong bài viết này, Gitiho sẽ cùng các bạn đi sâu vào Incoterm 2010 kèm những điều kiện nhóm thuộc Incoterm 2010

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Tổng quan về các điều kiện Incoterm

Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng Incoterm được chia ra làm 4 nhóm gồm E, F, C, D

- Điều kiện E, F thì CNEE sẽ là người thuê tàu, trả cước biển O/F  với điều kiện là trả sau và CNEE sẽ đứng sau Shipper.

Để dễ hiểu hơn chúng ta có ví dụ sau: Chúng ta gửi một kiện hàng cho người bạn từ Hải Phòng lên Hà Nội. Tới lúc kiện hàng này lên Hà Nội thì người bạn sẽ hỏi chúng ta đã trả cước chưa. Nếu như chúng ta trả cước ở đầu Hải Phòng thì tức là chúng ta đã TRẢ TRƯỚC, còn nếu như chúng ta để người bạn đó trả ở đầu Hà Nội là TRẢ SAU.

Trong xuất nhập khẩu cũng tương tự như vậy, điều kiện E,F thì CNEE thuê tàu, trả cước biển và là trả sau (ký hiệu là Collect)

- Điểu kiện C, D là Shipper thuê tàu, trả cước biển thì đó là TRẢ TRƯỚC (ký hiệu là Prepaid)

- Hải quan ở bên đất của ai thì bên đó sẽ làm hải quan (trừ điều kiện EXW và DDP)

Các điều kiện trong Incoterm

Điều kiện Ex Works

Điều kiện Ex Works tức là điều kiện giao hàng tại xưởng của Shipper, áp dụng với vận tải đa phương thức. Với điều kiện EXW thì CNEE làm hết các chi phí. Chúng ta lấy hình ảnh dưới đây, lấy kho của Shipper làm mốc thì CNEE sẽ phải trả mọi chi phí bên trái và bên phải kho của Shipper, bao gồm cả hải quan hai đầu xuất khẩu và nhập khẩu.

Những lưu ý về Incoterm và điều kiện loại E, F trong Incoterm

Như chúng ta đã đề cập phía trên thì hải quan ở bên nào thì bên đó phải tự trả, nhưng trong trường hợp này CNEE sẽ trả phí hải quan đầu xuất khẩu của Shipper. Ex Works bao gồm cả O/C - Ocean Freight. Tổng kết lại thì CNEE sẽ trả hết mọi chi phí và Shipper chỉ việc sản xuất hàng cho CNEE. Với điều kiện Ex Works thì địa điểm giao hàng sẽ ngay ở ngay kho của Shipper, vậy nên giá của hàng hoá sẽ là giá thấp nhất bởi Shipper chỉ cần sản xuất hàng và không cần chuyển đi đâu cả, việc này sẽ có CNEE xử lý hết tất cả các chuỗi cung ứng từ kho của Shipper tới kho CNEE

Điều kiện loại F

Điều kiện loại F - tức FCA là giao tại địa điểm được chỉ định trước và giao cho người chuyên chở đầu tiên và áp dụng được cho vận tải đa phương thức, cùng với đó là CNEE chịu phí chuyển hàng lên xe đã được chỉ định.
Ví dụ: Chúng ta có một kiện hàng ở Lào Cai muốn xuất khẩu đi cho một CNEE tại Nhật. CNEE tại Nhật thấy rằng địa hình ở Lào Cai hiểm trở, nhiều núi và chỉ muốn giao hàng tại Mỹ Đình - Hà Nội. Vì vậy phải ghi điều kiện FCA là Mỹ Đình. Như vậy Shipper sẽ mang hàng tới Mỹ Đình và CNEE mang xe tới Mỹ Đình và cùng giao dịch tại địa điểm này.

Những lưu ý về Incoterm và điều kiện loại E, F trong Incoterm

Ta lấy mốc FCA hất về phía trái thì Shipper sẽ phải đóng hàng lên xe của mình và mang hàng đến kho tại Mỹ Đình. Còn hất về phía phải thì CNEE sẽ làm hết: mang xe đến kho đã định sẵn, đóng hàng vào trong xe, kéo ra POL rồi lênh đênh trên biển và kéo đến kho của CNEE.

Tình huống ngày không phải Ex Works hay DDP, vậy thì hải quan đầu xuất khẩu sẽ do Shipper làm, vì vậy mà CNEE sẽ làm tất cả mọi chi phí chỉ trừ hải quan xuất khẩu.

Điều kiện FCA cũng có thêm một trường hợp khác như sau: Công ty Hoà Phát có công ty ở Hà Nội và xưởng sản xuất ở Thái Nguyên. Khi kí kết hợp đồng thì FCA là kho ở Thái Nguyên và nhiệm vụ của CNEE sẽ mang xe của mình tới Thái Nguyên

Điều kiện FOB

FOB - Free On Board là điều kiện giao hàng lên tàu, áp dụng cho đường biển và phải được đặt ngay ngắn trên tàu và Shipper sẽ phải trả hết phí tại POL.

Những lưu ý về Incoterm và điều kiện loại E, F trong Incoterm

Ta lấy FOB làm mốc, hướng về phía trái thì Shipper sẽ phải trả các loại phí như Trucking, Local Charge, hải quan xuất khẩu đến đoạn xếp hàng trên tàu. CNEE cũng làm tương tự như Shipper nhưng chịu thêm phí cước biển (O/F). Với điều kiện FOB thì CNEE và Shipper sẽ làm gần như tương đương nhau, địa điểm chuyển giao hàng ở giữa và hàng sẽ được đặt ngay ngắn trên tàu. Với phí Ocean Freight thì CNEE sẽ phải trả sau

Điều kiện FAS 

FAS - Free Alongside Ship tức giao dọc mạn tàu, chỉ áp dụng trên đường biển và cho tàu dời. Trường hợp này sẽ giúp Shipper né tránh Local Charge bởi nhiều khi Local Charge còn đắt hơn phí cước biển. Phần Local Charge mà Shipper tránh sẽ được CNEE trả. Kèm với đó là điều kiện giao tại bờ cảng POL (hàng chưa lên tàu).

Kêt luận

Trên đây là tổng quan về các điều kiện thuộc Incoterm 2010 với các điều kiện E, F. Trong thời gian tới Gitiho.com sẽ cập nhận thêm hai điều kiện C và D, bạn đọc hãy chú ý đón xem

Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu về khóa học Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhé 

Đọc thêm:

Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu

10 cách tối ưu vận tải LTL mà mọi doanh nghiệp cần biết

Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?

Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu

Tổng hợp các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông