Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về phễu marketing, phễu bán hàng, tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghe về phễu tuyển dụng hay chưa? Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về phễu tuyển dụng, đang tuyển dụng không có chiến lược hoặc kế hoạch cụ thể thì nhất định phải đọc bài viết này để cùng Gitiho tìm hiểu về phễu tuyển dụng - mô hình có ứng dụng quan trọng và hiệu quả trong hoạt động tuyển dụng.
Xem thêm: 4 kỹ năng chuyên viên tuyển dụng nhân sự nào cũng cần có
XEM NHANH BÀI VIẾT
Phễu tuyển dụng (Recruitment Funnel) là công cụ thể hiện toàn bộ quá trình tuyển dụng, bắt đầu từ phạm vi rộng, sau đó thu hẹp dần và cuối cùng sau các bước sàng lọc, doanh nghiệp sẽ thu được những ứng viên tài năng và phù hợp với doanh nghiệp nhất.
Từ trước đến nay, hoạt động tuyển dụng thường chỉ được diễn ra thông qua các bước cơ bản như sau:
Tuy nhiên, cách tuyển dụng này chỉ tập trung vào mục đích của công ty mà không quan tâm đến trải nghiệm của ứng viên. Khi áp dụng phễu tuyển dụng, ở mỗi giai đoạn của phễu, nhà tuyển dụng sẽ tăng cường tương tác và xây dựng mối quan hệ với ứng viên. Từ đó, tăng cường được trải nghiệm của ứng viên đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc chia nhỏ quy trình tuyển dụng thành từng bước, từ phạm vi rộng tới hẹp dần sẽ giúp việc đánh giá hiệu quả và dễ dàng hơn, từ đó có thể liên tục cải thiện và điều chỉnh kịp thời các vấn đề bất cập trong quy trình tuyển dụng.
Thông thường, phễu tuyển dụng được chia thành 5 giai đoạn. Đó là:
Phễu tuyển dụng cũng có thể được chia nhỏ hơn thành 7 giai đoạn. Đó là:
Về cơ bản, quy trình thực hiện theo phễu tuyển dụng của 2 cách chia đều tương tự nhau, tuy nhiên, cách chia theo 5 giai đoạn tinh gọn và tiện lợi hơn. Vì vậy, trong bài viết này, Gitiho sẽ cùng bạn tìm hiểu về 5 giai đoạn của phễu tuyển dụng nhé!
Nhu cầu về nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng gia tăng, đặt lên vai các doanh nghiệp sức ép về sự cạnh tranh khốc liệt trên con đường tìm kiếm nhân tài. Trong cuộc cạnh tranh ấy, doanh nghiệp sở hữu càng nhiều lợi thế, không chỉ về mức lương, mà còn là về định vị tên tuổi trong ngành, các chế độ đãi ngộ, văn hóa doanh nghiệp…….thì sẽ càng có khả năng cao thu hút được ứng viên tài năng.
Vì vây, nếu doanh nghiệp của bạn không phải một cái tên “máu mặt” trong ngành, không có mức lương và mức đãi ngộ khủng khiến hàng ngàn người muốn nộp hồ sơ, hãy tập trung xây dựng thương hiệu tuyển dụng và đảm bảo thương hiệu của bạn xuất hiện trên các nền tảng ứng viên có thể dễ dàng nhìn thấy và tìm hiểu. Một thương hiệu tuyển dụng uy tín và thu hút chắc chắn là yếu tố đầu tiên khiến ứng viên quan tâm đến doanh nghiệp, và cũng là yếu tố đầu tiên mang lại thành công cho phễu tuyển dụng. Bởi, sẽ chẳng ai muốn ứng tuyển vào một doanh nghiệp không có tên tuổi, không có đãi ngộ tốt lại không có bất kỳ thông tin gì về văn hóa, nội bộ công ty phải không?
Doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn để dễ dàng tiếp cận, thu hút và tương tác với ứng viên.
Sau khi đã xây dựng được thương hiệu tuyển dụng, hãy dựa vào đó để thu hút ứng viên cho doanh nghiệp. Chuyên viên tuyển dụng có thể thu hút ứng viên ứng tuyển vào doanh nghiệp bằng các cách sau:
Một điều mà hầu như các doanh nghiệp đều không để ý tới trong quá trình tuyển dụng chính là trải nghiệm của ứng viên. Bởi, doanh nghiệp hầu như sẽ đặt tâm lý mình đang là “cửa trên”, ứng viên cần ứng tuyển và mong muốn vào doanh nghiệp mình, còn doanh nghiệp có rất nhiều lựa chọn khác nhau nên không cần quan tâm tới suy nghĩ, cảm xúc của ứng viên. Đây là một điều rất sai lầm trong tư duy tuyển dụng.
Bạn nên nhớ: Mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và ứng viên là win - win, và nếu bạn muốn tìm được ứng viên tài năng, phù hợp với doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ cần quan tâm rất nhiều tới trải nghiệm của ứng viên. Bắt đầu từ công việc nhỏ như đơn giản hóa quy trình tuyển dụng: Thay vì phải chuẩn bị hồ sơ lý lịch hoặc điền những form dài dằng dặc, giờ nhà tuyển dụng có thể cho phép ứng tuyển nộp CV trực tiếp qua LinkedIn, qua email hay các website tuyển dụng. Bên cạnh đó, hãy soạn sẵn các bộ email trả lời thư của ứng viên, kể cả khi từ chối ứng viên, hãy gửi thông báo thật lịch sự và tạo động lực cho họ nhé!
Sau khi nhận được hồ sơ ứng tuyển sẽ bước vào giai đoạn sàng lọc và phỏng vấn. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, vì vậy, nhà tuyển dụng cần đảm bảo tính minh bạch, công bằng, xem xét kỹ lưỡng để có được sự đánh giá chính xác. Từ đó, tuyển dụng được cho doanh nghiệp những nhân tố tài năng và phù hợp với văn hóa công ty nhất.
Hãy luôn giữ thái độ thân thiện và tử tế với ứng viên trước, trong và sau phỏng vấn, kể cả khi ứng viên có phải là người được lựa chọn vào doanh nghiệp hay không nhé. Bởi, rất có thể ứng viên nhân được offer của nhiều công ty cùng một lúc. Nếu thái độ của nhà tuyển dụng không tốt, ứng viên sẽ cảm thấy không hài lòng và khả năng từ chối offer rất cao. Bên cạnh đó, việc tử tế với cả ứng viên không được chọn giúp bạn tạo nguồn ứng viên cho các hoạt động tuyển dụng sau này nữa đó!
Xem thêm: Trả lời câu hỏi phỏng vấn nghề hành chính nhân sự phổ biến
Khi đã lựa chọn được người phù hợp, hãy chào đón ứng viên gia nhập doanh nghiệp với một thái độ tôn trọng nhất. Bởi, điều này giúp ứng viên cảm thấy mình được coi trọng ở doanh nghiệp, từ đó, chính họ sẽ trở thành “đại sứ” cho thương hiệu tuyển dụng của bạn, giúp mở rộng mạng lưới tuyển dụng và tạo lợi thế cho hoạt động tuyển dụng sau này.
Trên đây là những điều cơ bản và quan trọng bạn cần nắm rõ về phễu tuyển dụng - một công cụ rất hữu hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn được nhân tài. Mong rằng bạn đã hiểu rõ và áp dụng được vào công việc của mình.
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!