Cách đối mặt và vượt qua những lời càm ràm nơi công sở

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Chúng ta đang lãng phí quá nhiều thời gian khi đưa ra những phán xét hay những lời “càm ràm” tại nơi làm việc. Tại sao ư? Khi bạn liên tục đưa ra những lời đánh giá về người khác thì sự khó chịu, bực bội trong người bạn sẽ biến mất. Tức là bạn đang giải phóng năng lực bị dồn nén thông qua việc than vãn. Đây gọi là “Lời càm ràm dai dẳng”, một hành động bản năng của con người trong cuộc sống. Nếu cứ liên tục tiếp diễn, nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và làm tổ chức không thể phát triển. 

Vậy làm thế nào để đối mặt và vượt qua lời càm ràm dai dẳng? Cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Lời càm ràm dai dẳng là gì?

Lời càm ràm là cơ chế sinh tồn bản năng của con người khi họ đứng trước các mối đe dọa có thật hoặc do họ tự tưởng tượng ra.

Hiểu một cách đơn giản, lời càm ràm là lời “càm ràm” dai dẳng của một người hoặc nhiều người nhận định, đánh giá về bạn. Những lời này được nói ra khi họ đang đứng trước một sự việc không an toàn đối với họ hoặc ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. 

Ví dụ: 

Ở Gitiho, khách hàng có phản ánh về chất lượng đào tạo của giảng viên không được tốt và khiến họ thất vọng. Đây chính là lời càm ràm mà khách hàng đưa ra cho giảng viên. Thay vì cùng khách hàng làm rõ lý do thì Gitiho lại nhận lời càm ràm này và chuyển đến giảng viên, vô tình làm tổn thương họ. 

4 yếu tố của lời càm ràm

Thứ nhất, đó là những lời phàn nàn đã tồn tại suốt một thời gian hay còn gọi là lời than phiền dai dẳng.

Thứ hai, có một mô típ hành động đi cùng với lời than phiền này, đó là cách hiện hữu cố định.

Thứ ba, chính là phần thưởng đạt được khi tiếp tục phàn nàn hay là lợi ích.

Thứ tư, là cái giá phải trả do hành động này chính là tổn thất.

Ngoài ra, một lời càm ràm có thể xảy ra theo 3 hướng: tôi với người khác, người khác với tôi, hoặc tôi quan sát thấy người khác với người khác.

Thay vì tìm ra cách giải quyết thì họ có xu hướng nói đi nói lại mãi về một vấn đề
Thay vì tìm ra cách giải quyết thì họ có xu hướng nói đi nói lại mãi về một vấn đề

Ví dụ về lời càm ràm tại Gitiho: 

Tại Gitiho khi sếp liên tục yêu cầu nhân viên phải học tập tối thiểu 2 tiếng/ngày trên hệ thống nội bộ của công ty với hơn 500+ khóa học đa dạng các lĩnh vực. 

Mối đe dọa: Sau khi đi làm về thì nhân viên chỉ có khoảng 3 tiếng để nghỉ ngơi, vậy nếu ngày nào cũng học 2 tiếng thì nhân viên lấy đâu thời gian để chăm sóc bản thân và làm những công việc khác?

Nếu sếp cứ đưa ra yêu cầu không thực tế như vậy sẽ khiến nhân viên “chống đối” bằng cách mở máy tính, điện thoại để video khóa học tự chạy 2 tiếng. 

Lời than vãn dai dẳng: “Sếp cứ suốt ngày bắt học thôi trong khi chẳng có thời gian”.

Các hiện hữu cố định:

Nhân viên thực sự bực dọc và khó chịu với yêu cầu này của sếp vì nó không thực tế và khó có thể thực hiện được.

Lợi ích: Nhân viên không thực sự học tập mà chỉ chống đối, nên không mang lại hiệu quả cao, họ mất tinh thần làm việc và không muốn gắn bó với tổ chức. Vì vậy tất cả những điều này là tại sếp. Nhân viên nghĩ rằng họ đúng còn sếp là người sai. 

Tổn thất: Nhân viên bị tổn thất về sức khỏe, thời gian, lúc nào cũng sống và làm việc trong trạng thái không mong muốn, không thoải mái, ngày càng có khoảng cách với sếp của mình. 

Tại sao lời càm ràm lại xuất hiện?

Lời càm ràm là cơ chế sinh tồn bản năng của con người khi đứng trước các mối đe dọa từ thuở sơ khai. Khi còn sống bằng hình thức săn bắt, hái lượm, con người đã luôn phải đối mặt với những mối đe dọa của thiên nhiên như thú dữ, thiên tai, thế lực thần thánh.

Những mối đe dọa này có thể có thực, nhưng cũng có những mối đe dọa do con người tưởng tượng ra. Ví dụ như khi nghe thấy tiếng động lạ từ trong bụi rậm, con người ngay lập tức suy đoán có thể có thú dữ đang ở trong bụi rậm đó đe dọa đến tính mạng của mình.

Khi thấy một mối đe dọa nào đó, con người sẽ hành động theo cơ chế phản xạ sinh tồn bản năng, như bỏ chạy, tìm nơi trú ẩn. Cơ chế phản xạ sinh tồn bản năng đó là phản xạ vô thức được cài đặt sẵn trong não bộ của con người ngay từ khi sinh ra, nên con người không nhận ra sự tồn tại của nó.

Trong cuộc sống xã hội văn minh, con người thường phải đối mặt với các mối đe dọa về mặt xã hội. Đó là các mối đe dọa như về vị thế, quyền tự trị, sự chắc chắn, sự công bằng đối với bản thân mình.

Khi có các mối đe dọa xuất hiện thật sự hoặc do chúng ta dựng lên, lập tức chúng ta vô thức tung ra những lời càm ràm.

Chúng ta cần buông bỏ lời càm ràm vì 2 lý do:

Trước hết lời than phiền thường không chân thực. Đó là cách hiện ra của tình huống do khung tham chiếu về ngôn ngữ tạo ra, không phản ánh bản chất thực tế khách quan của tình huống.

Thứ 2, hãy nhìn vào các tổn thất con người phải gánh chịu khi có lời càm ràm. Nếu không buông bỏ, không những cá nhân, mà tổ chức cũng phải gián tiếp chịu các tổn thất đó.

Làm thế nào để buông bỏ lời càm ràm?

Trước hết mỗi người cần dũng cảm biểu đạt ra đầy đủ các khía cạnh của lời càm ràm bằng ngôn ngữ nói hoặc viết. Điều này giúp con người làm chủ được các lời càm ràm thay vì bị lời càm ràm chi phối một cách vô thức.

Sau đó khi nhận ra tính không chân thực của những lời phê phán, hãy thử khả năng từ bỏ lời càm ràm mà mình đang có. Nếu không tự loại bỏ được, với tư cách là người lãnh đạo chịu trách nhiệm cho hiệu suất cao của tổ chức, hãy giữ lập trường không dung túng cho lời càm ràm và thực hiện cuộc hội thoại buông bỏ lời càm ràm một cách hào phóng theo cấu trúc sau:

Đầu tiên, hãy chia sẻ lời càm ràm của bạn và buông bỏ một điều gì đó đi.

Tiếp theo, hãy ghi nhận người ấy về một điều gì đó mà bạn chưa từng ghi nhận.

Thứ ba, cam kết làm gì đó, bày tỏ sẵn lòng làm điều gì đó.

Thứ tư, mời gọi người ấy làm điều gì đó và cuối cùng yêu cầu người ấy làm một điều gì đó.

Cách để vượt qua lời càm ràm và loại bỏ nó hiệu quả và thiết thực chính là tập trung vào “Điều thực tế đang xảy ra” hay tìm hiểu “Sự thật của lời càm ràm là gì”. Bằng cách tìm hiểu và nghiên cứu một cách khách quan, chân thực để nhận định lời càm ràm đó có đúng hay không thì mới có thể xác định được vấn đề và đưa ra các giải pháp giải quyết. 

Trong nhiều trường hợp, lời càm ràm có thể do mình tự tưởng tượng ra, tự suy diễn ra nên nó có thể là sự thật hoặc không phải sự thật. Do đó để vượt qua lời càm ràm là đặt mình vào vị trí của người mà mình có “lời càm ràm” xem đó có đúng hay không, cách tốt nhất là hỏi trực tiếp người đó. 

Nếu không phải là sự thật, hãy buông bỏ lời càm ràm. Ngược lại, nếu đó là sự thật, thì cùng nhau nhìn nhận và đưa ra lời cam kết mới

Để buông bỏ racket bạn phải tìm hiểu xem đó có phải là sự thật hay không
Để buông bỏ lời càm ràm bạn phải tìm hiểu xem đó có phải là sự thật hay không

Vượt qua lời càm ràm không phải là điều dễ dàng nhưng nếu tập trung vào sự thật thì chúng ta sẽ có câu trả lời cho mình, từ đó tạo ra môi trường làm việc tích cực và phát triển. 

Ví dụ về chuyển hóa sự cố thành đột phá bằng cách “buông bỏ lời càm ràm”, “điều thực tế đã xảy ra” và “biến sự cố thành đột phá” tại Gitiho: 

Tại Gitiho, có một sự cố xảy ra là hệ thống website bị lỗi nên người học không thể truy cập được vào hệ thống và gây ra sự phiền toái, ảnh hưởng đến không chỉ người học mà tất cả bộ phận trong công ty. 

Mọi người cảm thấy bực tức và thất vọng vì mọi công việc bị gián đoạn và không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Họ bắt đầu phàn nàn về tình huống, đổ lỗi cho nhau và không có tinh thần làm việc. 

Xem thêm: Đương đầu với sự cố và chuyển hóa sự cố thành đột phá như thế nào?

Bước 1: Từ bỏ lời càm ràm

Mọi người phải ý thức được rằng để nhanh chóng xử lý sự cố thì họ cần loại bỏ lời càm ràm, không buông những lời “càm ràm”, dừng việc đổ lại qua lại cho nhau và không trách móc ai. Thay vào đó, chấp nhận sự cố và ngay lập tức tìm ra giải pháp. 

Tránh việc đổ lại cho người khác
Tránh việc đổ lại cho người khác

Bước 2: Điều thực tế đã xảy ra

Website đột ngột bị lỗi tạm thời không rõ nguyên nhân và mọi người bắt đầu đỗ lỗi cho nhau. 

Bước 3: Biến sự cố thành đột phá

Các bộ phận có liên quan tạo một cuộc họp nhanh để nói lên quan điểm của họ về vấn đề. Sau đó hỗ trợ bộ phận IT giải quyết việc lỗi hệ thống.

Nói không với việc đổ lỗi và đùn đẩy trách nhiệm, bởi đây là sự cố bất ngờ không ai lường trước được. Tất cả mọi người đều cố gắng phối hợp với bộ phận IT để đẩy nhanh tiến độ khắc phục lỗi web. 

Trong khi team IT tập trung tìm ra nguyên nhân web lỗi và cách xử lý thì bộ phận marketing lên bài thông báo với khách hàng về việc web tạm thời bị lỗi không truy cập được, bộ phận CSKH gọi điện, nhắn tin thông báo trực tiếp với khách hàng bị ảnh hưởng bởi hệ thống lỗi. 

Không lâu sau đó, mọi thứ đề được khắc phục và trở về bình thường. Qua sự việc trên, đội nhóm hiểu nhau hơn, thúc đẩy sự hợp tác và tăng cường hiệu suất công việc, hướng tới mục tiêu chung. 

Hãy cùng nhau nhìn vào sự thật và tìm ra cách giải quyết vấn đề
Hãy cùng nhau nhìn vào sự thật và tìm ra cách giải quyết vấn đề

Qua bài viết trên, có một số câu hỏi mà bạn nên chiêm nghiệm như:

  • Tôi đã từng buông ra những lời càm ràm với ai chưa?
  • Trong tình huống nào, có mối đe dọa gì đối với tôi? 
  • Lời than phiền dai dẳng của tôi tung ra với người đó như thế nào?
  • Tôi tung ra lời than phiền để trốn tránh trách nhiệm gì? 
  • Đó là góc nhìn của tôi hay bản chất của người đó? 
  • Đặt mình vào người đó, vì sao họ lại hành động như vậy? 
  • Họ có điều gì đáng ghi nhận mà tôi chưa có cơ hội ghi nhận? 
  • Tôi có thể sẵn lòng làm điều gì và yêu cầu người đó làm điều gì để mọi thứ tốt lên?
  • Tôi sẽ hành động như thế nào để buông bỏ lời than phiền dai dẳng?
  • Bài học tôi rút ra là gì? 

Trong cuộc sống nói chung và công việc nói riêng, "Lời càm ràm" luôn tồn tại và hiện hữu. Bạn đưa ra lời càm ràm cho người khác hoặc đôi khi bạn nhận lời càm ràm từ người khác về mình. Vì vậy, cách tốt nhất để không buông những lời càm ràm gây tổn thương đến người khác và chính mình là tìm hiểu lời càm ràm đó có phải sự thật hay không bạn nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

5/5 - (2 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông