Rủi ro trong kinh doanh là gì? 5 bước khắc phục rủi ro thời chuyển đổi số

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Rủi ro trong kinh doanh là điều bất khả kháng, có thể hoặc không xảy ra. Nhưng nhà quản trị bắt buộc phải chủ động đưa ra phương án sẵn sàng ứng phó. Điều đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động xấu xuống mức thấp nhất, biến chúng thành những cơ hội phát triển. 

Vậy làm thế nào để quản trị rủi ro kinh doanh hiệu quả thời chuyển đổi số? Hãy cùng Gitiho tìm lời giải ngay trong bài viết sau đây. 

Rủi ro trong kinh doanh là gì?

Rủi ro trong kinh doanh (Business Rick) là định nghĩa chỉ sự thiệt hại về vốn đầu tư, ngân sách, thị trường, chiến lược… mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong quá trình kinh doanh. Những tổn thất này có thể xuất hiện ở bất cứ công ty nào không kể quy mô, ngành nghề. 

rui-ro-trong-kinh-doanh-1
Rủi ro trong kinh doanh có thể xảy đến bất cứ lúc nào

Với sự phát triển liên tục của thị trường, nhiều loại rủi ro xuất hiện dẫn tới hậu quả khác nhau. Trong đó phần lớn doanh nghiệp thường gặp phải những rủi ro về tài chính. Chính thách thức này khiến không ít người e dè, sợ đứng ra kinh doanh riêng. 

Trên thực tế, những doanh nhân thành công trên thế giới đều “dám nghĩ, dám làm”, dám chinh phục thử thách, sẵn sàng đối đầu với khó khăn. Giống như cựu Tổng thống Hoa Kỳ - Donald Trump từng nói: “Bạn phải chịu được áp lực. Nếu bạn không thể chịu áp lực, bạn sẽ không thể nào trở thành doanh nhân lớn, hay thành đạt”. 

6 loại rủi ro kinh doanh phổ biến nhất

Rủi ro kinh doanh thường xuyên tiến hóa theo sự thay đổi của thị trường. Nhận định đúng các rủi ro trong kinh doanh chúng ta sẽ dễ dàng xử lý hiệu quả. Dưới đây là một số loại vấn đề có thể xuất hiện khi bạn quyết định bước chân vào thương trường. 

Rủi ro về lợi nhuận

Rủi ro lợi nhuận thường thể hiện với hoạt động đầu tư gắn liền trái phiếu. Doanh nghiệp sẽ thực hiện phát hành trái phiếu điều chỉnh lãi suất. Thông qua việc mua lại các trái phiếu cũ có phân lời cao, kết hợp cung cấp trái phiếu mới phân lời thấp hơn. Khi này, người sở hữu trái phiếu sẽ nhận lợi nhuận thấp hơn giá trị ban đầu được bảo đảm. 

rui-ro-trong-kinh-doanh-2
Rủi ro về lợi nhuận đôi khi khiến nhà đầu tư mất đi sự tin tưởng đối với doanh nghiệp

Thực tế các rủi ro đảm bảo tính chất khoản vốn vẫn được hoàn trả. Nhưng so với thời gian đầu tư, lợi nhuận thực tế có thể không như mong muốn. Chúng phản ánh rõ nét sự giảm sút trong tính ổn định cũng như tính toán về lợi nhuận ban đầu. 

Muốn tránh những rủi ro này, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ uy tín của tổ chức phát hành. Đồng thời, để an toàn bạn nên chia đầu tư thành nhiều khoản nhỏ. Tiến hành đầu tư trên các trái phiếu phát hành bởi đơn vị khác nhau sẽ mang đến đa dạng trong tìm kiếm lợi nhuận. 

Rủi ro vốn

Nhà Thần học William G.T.Shedd từng nói rằng: “Một con tàu ở bến cảng luôn an toàn. Nhưng người ta lại không đóng tàu vì mục đích đó”. Chỉ khi chấp nhận rủi ro, dám đương đầu thử thách, chúng ta mới biết được tương lai có gì.

rui-ro-trong-kinh-doanh-3
Rủi ro về vốn có thể khiến doanh nghiệp thua lỗ

Rủi ro vốn là một trong những rủi ro thường xảy ra trong kinh doanh. Chúng xuất hiện trong trường hợp bạn đầu tư vào cổ phiếu hoặc góp vốn vào công ty. Nếu công ty bạn đầu tư phát triển, bạn sẽ thu về một khoản lời theo tỷ lệ đóng góp ban đầu. Ngược lại, trường hợp công ty thua lỗ, bạn phải chấp nhận ảnh hưởng xấu, thậm chí mất luôn nguồn vốn đã bỏ ra. 

Xem thêm: 4 loại rủi ro tài chính thường gặp trong doanh nghiệp thời chuyển đổi số

Vì thế, trước khi quyết định đầu tư, bạn cần phân tích hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian dài. Cùng việc đánh giá lợi thế, tiềm năng tương lai với ngành nghề, lĩnh vực doanh nghiệp theo đuổi. Đội ngũ lãnh đạo có tố chất, định hướng như thế nào. Dựa vào đó để nhận định liệu khoản đầu tư có xứng đáng hay không. 

Lạm phát

Lạm phát dẫn tới sự mất giá của đồng tiền hay còn gọi là vật giá leo thang. Tình trạng này khiến người tiêu dùng phải bỏ ra một giá trị lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của họ. 

rui-ro-trong-kinh-doanh-4
Lạm phát khiến đồng tiền mất giá, doanh nghiệp cần tập trung cân đối chi phí đầu vào - ra

Ông Dalio – Nhà sáng lập Bridgewater Associates cho rằng: “Thời kỳ lạm phát cao, điều quan trọng hơn cả chính là nhà đầu tư cần xác định rõ mình mua được gì với số tiền trong tay”. Vậy nên lạm phát được xem là một trong những rủi ro trong kinh doanh ảnh hưởng nặng nề. Cũng theo “ông trùm” đầu cơ này: “Không một cá nhân, tổ chức, quốc gia hay đế chế nào không suy sụp khi bị mất sức mua”.

Rủi ro về thuế vụ

Thuế vụ trông có vẻ không liên quan tới tình hình kinh doanh của các công ty. Nhưng thực tế đây cũng là rủi ro tiềm ẩn khiến không ít doanh nghiệp điêu đứng nếu không đề phòng. 

rui-ro-trong-kinh-doanh-5
Những kẻ hở trong luật phát chính là cơ sở để các nhà đầu tư trục lợi

Đa số nhà đầu tư sẽ lợi dụng kẽ hở trong luật pháp liên quan tới thuế vụ để sinh lời nhiều hơn cho mình. Chưa kể hàng năm nhà nước đều có những thay đổi liên tục về luật thuế. Nếu chỉ lao đầu vào đầu tư, mở rộng thị trường mà không tính toán tới các rủi ro thuế vụ là một thiếu sót vô cùng lớn có thể gây tổn thất nặng nề. 

Rủi ro về chiến lược

Để xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, thành công thì cần phải có một chiến lược hoàn hảo. Tuy nhiên vạn vật trên đời đều có thể thay đổi. Kế hoạch dù hoàn hảo tới đâu đôi khi cũng trở nên nhàm chán vô cùng. 

rui-ro-trong-kinh-doanh-6
Chiến lược cần điều chỉnh theo sự thay đổi thị trường

Có nhiều yếu tố tác động tới chiến lược công ty đặt ra, như: Nhu cầu khách hàng, sự thay đổi của công nghệ, chi phí đầu tư trang thiết bị, cạnh tranh từ đối thủ… Dù bất kỳ lý do gì cũng đều ảnh hưởng tới đường hướng chiến lược. 

Vì thế, để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, đạt mục tiêu mong muốn, doanh nghiệp cần chuẩn bị, triển khai nhiều cách giải quyết. Tốt nhất, bạn nên đưa ra những dự phòng cho các tình huống xảy ra. Như vậy, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc ứng phó với rủi ro. 

Rủi ro thị trường

Đây rủi ro trong kinh doanh các công ty thường xuyên gặp phải. Bởi thị trường là nơi tạo nên lợi nhuận. Trường hợp thị trường đóng băng, doanh nghiệp sẽ đối mặt với tình trạng sản phẩm/dịch vụ cung cấp ra không có người mua.

rui-ro-trong-kinh-doanh-7
Sức mua giảm ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số

Ví dụ: Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, thị trường bất động sản Việt Nam đóng băng từ 2011 – 2013. Giai đoạn này hàng loạt dự án của các “ông lớn” trong ngành như: FLC, Sun group, Novaland gần như “nằm im tại chỗ”. 

5 bước khắc phục rủi ro kinh doanh hiệu quả

CEO Facebook – Mark Zuckerberg từng chia sẻ rằng: “Trong một thế giới ngày một thay đổi nhanh chóng, chiến lược duy nhất đảm bảo bạn sẽ thất bại chính là không chấp nhận rủi ro”. Như vậy nhận dạng các rủi ro trong kinh doanh và sẵn sàng ứng phó là chìa khóa để doanh nghiệp vượt qua khó khăn. 

Dưới đây là 5 cách khắc phục rủi ro kinh doanh hiệu quả:

Bước 1: Xác định bối cảnh thị trường

Trước hết, bạn cần xác định rõ bối cảnh nền kinh tế mà mình đang hướng tới. Thị trường đó có những đặc trưng gì nổi bật, nêu cụ thể ưu – nhược điểm môi trường kinh doanh mang lại. 

rui-ro-trong-kinh-doanh-8
Phân tích rõ bối cảnh thị trường giúp doanh nghiệp chủ động đưa ra phương án đối phó

Tùy thuộc vào phân khúc khách hàng, nhu cầu thực tế, quy định về pháp luật hiện hành chúng ta có thể nhận diện những rủi ro tiềm tàng. Căn cứ vào đây, doanh nghiệp tiến hành đánh giá, phân tích các nguy cơ. 

Bước 2: Nhận định các rủi ro tiềm ẩn

Đây là bước không thể bỏ qua khi muốn xác định liệu hoạt động kinh doanh của công ty mình có hiệu quả không. Trọng tâm ở bước này nhằm nhận định rủi ro có thể ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh. 

rui-ro-trong-kinh-doanh-9
Hàng loạt rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra với doanh nghiệp bất cứ khi nào

Nhà quản trị có thể đánh giá thông qua các khảo sát hoặc nghiên cứu. Khi đã biết rủi ro tiềm ẩn là gì chúng ta dễ dàng đưa ra các hướng xử lý phù hợp. 

Nếu không xác định hết những nguy cơ gây thiệt hại có thể ảnh hưởng đến hiệu quả việc quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ khi rủi ro xảy ra bất ngờ, không lường trước được. 

Vậy nên để nhận định được rủi ro đang ẩn náu một cách tốt nhất, bạn cần hiểu rõ tình hình nội tại của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, cách vận hành, phương thức hoạt động cũng như các chiến lược đang triển khai. Mỗi thị trường, ngành nghề sẽ xảy ra những rủi ro khác nhau. Vì thế không thể áp dụng đồng loạt cho các doanh nghiệp. 

Bước 3: Đánh giá mức độ rủi ro

Bước này, từng rủi ro được đưa ra xem xét, phân tích dựa trên các tiêu chí: Khả năng xảy ra có cao không? Trước đây đã từng có rủi ro tương tự xảy ra với doanh nghiệp chưa? Nếu đã xảy ra, mức độ thiệt hại như thế nào? Thời điểm có thể xảy ra? Nguyên nhân dẫn tới rủi ro là gì?

rui-ro-trong-kinh-doanh-10
Rủi ro cần được ưu tiên xử lý dựa trên mức độ tác động

Rủi ro diễn ra trong tương lai, có thể hoặc không xảy ra. Vì thế người quản trị rủi ro cần phải có tầm nhìn xa trông rộng và nhận định vấn đề một cách khái quát nhất. 

Bước 4: Xử lý rủi ro

Sau khi đã đánh giá rủi ro, bạn cần sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý theo mức độ ảnh hưởng. Dựa vào đây chúng ta sẽ đưa ra được giải pháp khắc phục tương ứng. Tốt nhất nhà quản trị nên xây dựng các phương án dự phòng nhằm chủ động ứng phó khi rủi ro ập đến. 

rui-ro-trong-kinh-doanh-11
Xây dựng kế hoạch phòng rủi ro giúp chúng ta chủ động đối mặt

Muốn giảm thiểu xác suất của rủi ro tiêu cực, tăng cường cơ hội bạn hãy tạo ra chiến lược tổng thể, lên kế hoạch phòng ngừa sẵn. Như vậy, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. 

Bước 5: Phân công trách nhiệm từng bộ phận

Mỗi rủi ro khi xuất hiện sẽ liên quan đến từng bộ phận quản lý nhất định. Họ có trách nhiệm với những vấn đề doanh nghiệp đưa ra. Nhà quản trị cần giao nhiệm vụ cụ thể để phòng ban phụ trách kiểm tra, phân tích, đánh giá. Dựa vào đó họ có thể theo sát, điều chỉnh kế hoạch phù hợp. 

rui-ro-trong-kinh-doanh-12
Giao nhiệm vụ đúng người sẽ nâng cao hiệu quả khắc phục rủi ro

Trên đây là những thông tin cơ bản về rủi ro trong kinh doanh. Gitiho tin chắc khi đã có sự nhìn nhận đúng đắn, chuẩn bị kỹ lưỡng, không có một rủi ro nào có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. 

Xem thêm
 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông