Những sai lầm khi viết bản mô tả công việc và cách khắc phục

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Bản mô tả công việc là một loại tài liệu không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp vẫn mắc phải những sai lầm trong quá trình xây dựng bản mô tả công việc, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả tuyển dụng. Trong bài viết này, hãy cùng Gitiho chỉ ra những lỗi mà doanh nghiệp thường gặp khi viết bản mô tả công việc và cách khắc phục nhé!

Ý nghĩa của bản mô tả công việc đối với tuyển dụng

Bản mô tả công việc có vai trò đại diện cho nhà tuyển dụng truyền tải đến người ứng viên những thông tin chi tiết về công việc đang tuyển dụng  như: Chức danh, mô tả công việc, nhiệm vụ cần thực hiện và những yêu cầu cần có đối với ứng viên tham gia ứng tuyển vị trí. 

Thông qua bản mô tả công việc, ứng viên có thể tự đánh giá được mức độ phù hợp của bản thân với vị trí ứng tuyển và có quyết định ứng tuyển vào vị trí đó hay không. Vì vậy., bản mô tả công việc càng rõ ràng, chi tiết và phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp thì ứng viên càng dễ hiểu và mong muốn ứng tuyển. 

Những sai lầm trong xây dựng bản mô tả công việc 

Bản mô tả công việc không khó để viết, tuy nhiên, cũng không dễ để viết được một bản mô tả công việc đạt yêu cầu. Bởi, người viết bản mô tả công việc rất dễ dàng mắc phải những sai lầm sau:

text bản mô tả công việc

Không chuẩn hóa chức danh, vị trí tuyển dụng

Đây là điều tối kỵ mà nhân sự tuyển dụng cần phải đặc biệt lưu ý và tránh. Khi chức danh không rõ ràng sẽ khiến cho ứng viên bị mơ hồ và không hình dung được công việc. Như vậy, chính chúng ta đã tự hạn chế đi cơ hội tìm được người phù hợp với vị trí đang cần tìm kiếm. Điều này vừa mất thời gian vừa gây lãng phí tiền bạc mà không thu được đơn ứng tuyển như mong muốn.

Xem thêm: 4 kỹ năng chuyên viên tuyển dụng nhân sự nào cũng cần có 

Công việc được mô tả xa rời thực tế hoặc quá chung chung

Mỗi công việc sẽ có quy trình làm việc riêng nên chỉ cần một vài chi tiết mô tả sai có thể dẫn đến việc làm sai lệch đi giá trị của công việc, từ đó có thể ảnh hưởng đến việc ứng viên có quyết định nộp đơn ứng tuyển hay không. Vì vậy, khi mô tả công việc, hãy tham khảo ý kiến của trưởng bộ phận hoặc người quản lý bộ phận để biết được công việc chính xác của vị trí đó là gì. Nếu có mở rộng nhiệm vụ sẽ mở rộng ra sao, có đãi ngộ gì đi kèm khi làm thêm nhiệm vụ…

Mô tả quá chi tiết, rườm rà, dư thừa thông tin và khó hiểu

Bản mô tả công việc cần đầy đủ thông tin nhưng vẫn phải ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhất có thể. Việc mô tả quá chi tiết và đưa vào nhiều thông tin thừa, không cần thiết sẽ khiến cho ứng viên bị bối rối và cảm thấy không hứng thú với công việc. Thay vì liệt kê toàn bộ các nhiệm vụ cần phải thực hiện, với mỗi công việc, hãy đưa ra khoảng 3-5 đầu công việc để diễn giải sẽ là hợp lý nhất mà vẫn đảm bảo làm được rõ ý. 

Đưa ra những kỳ vọng và yêu cầu xa vời thực tế

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tuyển được người có tài nhất về cho mình. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để doanh nghiệp có thể đưa ra những kỳ vọng và yêu cầu xa vời thực tế đối với ứng viên. Giao quá nhiều nhiệm vụ hoặc đặt tiêu chuẩn quá cao có thể khiến cho ứng viên cảm thấy choáng ngợp và khó đáp ứng được. Thậm chí, những mô tả đó có thể vượt quá khỏi vị trí khi thực tế không đòi hỏi tới mức như vậy. Vậy là chính bộ phận tuyển dụng đang tự tạo sự khó khăn cho việc tìm kiếm ứng viên phù hợp với vị trí đang cần. 

minh họa bản mô tả công việc

Không đề cập đến thông tin mức lương và phúc lợi 

Lương và phúc lợi chính là hai vấn đề mà người tìm việc quan tâm hàng đầu, là tiêu chí để phân loại và chọn lựa công việc. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng chia sẻ về mức lương và phúc lợi dành nhân sự trong bản mô tả công việc vì đây được coi là một trong những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng: Nếu doanh nghiệp của bạn là một tập đoàn lớn và vô cùng có danh tiếng, có lợi cho background của ứng viên, ứng viên vẫn sẽ quan tâm và mong muốn được ứng tuyển vào vị trí mà bạn tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bạn không được như vậy, ứng viên sẽ ít quan tâm đến vị trí bạn ứng tuyển nếu bạn không đề cập cho họ một mức lương hoặc một chế độ đủ hấp dẫn, đặc biệt là các ứng viên chất lượng cao.

Vì vậy, nếu không thể đưa ra một con số chính xác, việc để một khoảng ước lượng cũng tốt hơn rất nhiều. Ứng viên sẽ nắm được tình hình và có khả năng thuyết phục được họ tìm hiểu và lựa chọn ứng tuyển hiệu quả hơn. 

Nguyên tắc khi xây dựng bản mô tả công việc 

Để xây dựng được bản mô tả công việc chính xác, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Chuẩn hóa vị trí, chức danh
  • Xác định rõ mục tiêu công việc
  • Nêu rõ ràng chức năng, nhiệm vụ
  • Yêu cầu năng lực phù hợp
  • Nên có đề cập tới chế độ lương thưởng

Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng bản mô tả công việc chuẩn nhất?

Tổng kết

Trong bài viết này, Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu về những sai lầm khi viết bản mô tả công việc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả tuyển dụng của doanh nghiệp, cũng như cách khắc phục. Bạn hãy lưu ý để tránh mắc phải nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

5/5 - (2 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông