Tai nạn lao động là gì? Quy định pháp về tai nạn lao động

Nội dung được viết bởi Lực td

Tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp trong lao động có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người lao động. Trên cơ sở quy định pháp luật, người sử dụng lao động phải có một số trách nhiệm với người lao động khi xảy ra tai nạn. Các trách nhiệm đó là gì? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tai nạn lao động là gì?

Theo khoản 8, Điều 3 của Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 đã chỉ rõ, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kì bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Xem thêm: Trợ cấp thất nghiệp là gì? Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động

tai nạn lao động 1

Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

Theo Điều 16, Luật an toàn vệ sinh lao động đã quy định, người sử dụng lao động cần có trách nhiệm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nơi làm việc như sau:

  • Phải đảm môi trường đạt yêu cầu về không gian, giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm, có họi cho người lao động như: bụi, hơi, khí độc phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung,…Ngoài ra, cần có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Phải đảm bảo máy móc, thiết bị tại nơi làm được đạt quy chuẩn về kĩ thuật an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố.
  • Trang bị đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có tính chất nguy hiểm, có hại. Trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • Tổ chức các cuộc kiểm tra, đánh giá yếu tố nguy hiểm, có hại hằng năm nhằm có biện pháp loại trừ, giảm thiểu nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc. Qua đó cải thiện điều kiện lao động, nâng cao sự an toàn cho người lao động.
  • Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, vật tư, nhà xưởng, kho tàng.
  • Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng Tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến khác của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị. Cần đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
  • Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động về quy định, nội quy, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan.
  • Cần xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, kịp thời tại nơi làm việc hoặc báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tại nạn lao động, sự cố kĩ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

tai nạn lao động 2

Theo Điều 38, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 đã chỉ rõ, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

  • Cần kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động và phải tạm ứng trước chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động.
  • Thanh toán chi y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
  • Trả đủ lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
  • Bồi thường cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động (không phải do lỗi người lao động gây ra): Ít nhất 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm 5-10% khả năng lao động, sau đó tăng 1% cộng thêm 0,4% tháng tiền lương nếu bị suy giảm lao động từ 11-80%. Trong trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động trên 81% hoặc chết do tai nạn lao động thì cần bồi thường ít nhất 30 tiền lương.
  • Trong trường hợp tai nạn lao động là do lỗi người lao động gây ra thì cần trợ cấp một khoản tiền bằng 40% mức quy định với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.
  • Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật.
  • Thực hiện bồi thường, trợ cấp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người.
  • Phải sắp xếp công việc phù hợp với người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng (nếu vẫn tiếp tục làm việc) theo đúng kết luận của Hội đồng giám thị y khoa.
  • Lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định.

Xem thêm: Hồ sơ người mắc Covid 19 cần chuẩn bị để hưởng chế độ ốm đau

Tổng kết

Trên đây là một số quy định về tai nạn lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi xảy ra tai nạn, bệnh nghề nghiệp. Hy vọng bài viết có ích cho quá trình làm việc và học tập của bạn. 

Bên cạnh đó, đừng bỏ qua khóa học “HRG04 - Pháp luật lao động” với 37 bài giảng mang tới cho các bạn đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm và lưu ý về Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm xã hội cũng như các nghĩa vụ thuế chỉ sau 8 giờ học.

Chúc bạn học tốt!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông