Trợ cấp thất nghiệp là một cụm từ không còn xa lạ với bát kỳ ai khi tham gia vào thị trường lao động. Đây là một chế độ quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với người lao động, đặc biệt là trong thời gian nghỉ việc và chưa tìm được công việc mới. Tuy là một cụm từ quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu bản chất của khoản trợ cấp thất nghiệp này, cũng như làm thế nào để có thể được nhận quyền lợi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Gitiho trả lời những câu hỏi này nhé!
Xem thêm: Những quy định mới về chính sách bảo hiểm xã hội năm 2022
Mục lục
Chắc hẳn bạn đã biết tới một loại bảo hiểm rất quan trọng với người lao động là bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp gồm 4 chế độ: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề và hỗ trợ duy trì việc làm. Như vậy, trợ cấp thất nghiệp chính là một trong 4 chế độ của bảo hiểm thất nghiệp.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, không vượt quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%
Thời gian người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động: Đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp tính từ ngày thứ 16 sau ngày nộp hồ sơ xét hưởng trợ cấp thất nghiệp
Xem thêm: Ai được tăng lương hưu, trợ cấp tháng, bảo hiểm xã hội từ năm 2022?
Theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ xét hưởng trợ cấp thất nghiệp cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ sau:
"Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động."
Theo Khoản 1, Điều 17 quy định, người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn hưởng BHTN (không cần là nơi người lao động đã làm việc).
Trên đây là những quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, cũng như những hồ sơ mà người lao động cần chuẩn bị để xét hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian chưa tìm được việc làm. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và không đánh mất quyền lợi của mình.
Một nhân viên Hành chính - Nhân sự cần nắm rất chắc về kiến thức Luật, đặc biệt là Luật Lao động và Luật bảo hiểm xã hội để nhanh chóng, dễ dàng giải quyết các vấn đề, giải đáp các thắc mắc của người lao động liên quan đến hợp đồng, chế độ lương, thưởng, phúc lợi cũng như các nghĩa vụ về thuế. Khóa học “HRG04 - Pháp luật lao động” với 37 bài giảng sẽ mang tới cho các bạn đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm và lưu ý về Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm xã hội cũng như các nghĩa vụ thuế chỉ sau 8 giờ học. Các bạn có thể bấm vào đây để tham khảo nhé!
Chúc bạn học tốt!
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!