Hướng dẫn thủ tục đăng ký tài sản doanh nghiệp khi mới thành lập

Nội dung được viết bởi Sabrina

Trong bài viết ngày hôm nay, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn thủ tục đăng ký tài sản của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Đối với các loại tài sản khác nhau, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các quy trình đăng ký tài sản khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Khai lệ phí trước bạ khi đăng ký tài sản của doanh nghiệp

Đối tượng chịu lệ phí trước bạ

Đối tượng chịu lệ phí trước bạ là những tài sản đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hay nói cách khác người đứng tên trên giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng phải nộp lệ phí trước bạ (trừ các trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ).

Khi tổ chức, cá nhân góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình thì doanh nghiệp nhận góp vốn sẽ được miễn nộp lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, vẫn phải thực hiện thủ tục khai và nộp hồ sơ lệ phí trước bạ khi đăng ký chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với các loại tài sản sau:

  • Tài sản góp vốn là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Tài sản góp vốn là tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển;
  • Tài sản góp vốn là các tài sản khác theo quy định, như phương tiện cơ giới đường bộ: xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe ô tô, rơ moóc,...

Hồ sơ khai lệ phí trước bạ

Khi khai lệ phí trước bạ, doanh nghiệp nộp các hồ sơ sau:

Đối với tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Đối với tài sản góp vốn là tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển nếu thiếu hồ sơ gốc hoặc đóng mới tại Việt Nam

Đối với tài sản góp vốn là các loại tài sản khác (phương tiện cơ giới đường bộ, ...)

1. Tờ khai lệ phí trước bạ (áp dụng đối với nhà, đất) mẫu số 01/LPTB.

2. Bản sao các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có), trừ trường hợp nộp bản chính theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Bản sao giấy tờ chứng minh nhà, đất có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật.

4. Bản sao giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao tài sản ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản.

5. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

1. Tờ khai lệ phí trước bạ (áp dụng đối với tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển và tài sản khác trừ nhà, đất) mẫu số 02/LPTB.

2. Bản sao Phiếu báo hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc tàu thủy, thuyền thuộc đối tượng được đăng ký sở hữu.

3. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

1. Tờ khai lệ phí trước bạ (áp dụng đối với tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển và tài sản khác trừ nhà, đất) mẫu số 02/LPTB.

2. Bản sao hợp lệ các giấy tờ về mua bán, chuyển giao tài sản hợp pháp (Hợp đồng góp vốn).

3. Bản sao giấy đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của chủ cũ hoặc Bản sao Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe của cơ quan Công an xác nhận (đối với tài sản đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại Việt Nam từ lần thứ 2 trở đi).

4. Bản sao giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp (đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự).

5. Bản sao các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).

6. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

Yêu cầu đối với hồ sơ: Bản sao các giấy tờ trong hồ sơ khai lệ phí trước bạ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp bản sao bằng hình thức trực tiếp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp cơ quan thuế đã kết nối liên thông điện tử với cơ quan có liên quan thì hồ sơ khai lệ phí trước bạ là Tờ khai lệ phí trước bạ.

Nơi nộp hồ sơ và thời hạn giải quyết

Nơi nộp hồ sơ:

  • Đối với tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông nơi có bất động sản.
  • Đối với tài sản khác: Cơ quan thuế nơi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc địa điểm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Thời hạn giải quyết:

  • Đối với tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất: trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Đối với tài sản khác: trong 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 

Thủ tục đăng ký tài sản với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Thủ tục đăng ký biến động

Khi góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; thì trước khi đăng ký tài sản, người góp vốn phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho doanh nghiệp. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

đăng ký tài sản 1

Doanh nghiệp và người góp vốn phải cùng nhau thỏa thuận để lập và công chứng hợp đồng góp vốn của đôi bên tại tổ chức hành nghề công chứng nơi có đất, tài sản gắn liền với đất dùng để góp vốn rồi mới tiến hành đăng ký tài sản cho doanh nghiệp.

Sau khi đã công chứng hợp đồng góp vốn, người góp vốn liên hệ với Văn phòng Đăng ký đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho mình, để nộp hồ sơ đăng ký biến động; bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT);
  • Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của đôi bên;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp;
  • Nếu doanh nghiệp nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư, thì phải kèm theo Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Nếu góp vốn bằng quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản (người góp vốn) không đồng thời là người sử dụng đất, thì phải kèm theo Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.

Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập thẻ tài sản cố định theo Thông tư 133 trên Excel

Các trường hợp chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;
  • Đất góp vốn bị thu hồi đất theo quy định;
  • Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
  • Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
  • Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.

Thủ tục đăng ký tài sản với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Thủ tục nhận góp vốn

Khi doanh nghiệp nhận tài sản góp vốn là phương tiện cơ giới đường bộ thì phải thực hiện thông qua các thủ tục sau đây:

  • Lập Hợp đồng góp vốn, định giá tài sản góp vốn hoặc thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá;
  • Khai lệ phí trước bạ;
  • Đăng ký sang tên xe cho doanh nghiệp.

Cụ thể, trình tự thực hiện việc góp vốn như sau:

  • Thứ nhất, hai bên phải lập Hợp đồng góp vốn, định giá tài sản góp vốn hoặc thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và phải thể hiện bằng chứng từ góp vốn - xem chi tiết tại công việc "Định giá tài sản góp vốn", "Chứng từ đối với tài sản góp vốn". 
  • Thứ hai, khai lệ phí trước bạ.

Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn được miễn lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, trước khi thực hiện thủ tục sang tên xe cơ giới đường bộ, doanh nghiệp nhận góp vốn phải khai lệ phí trước bạ để được cơ quan thuế xác nhận thuộc trường hợp được miễn lệ phí trước bạ - xem chi tiết tại công việc "Khai lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản góp vốn".

  • Thứ ba, đăng ký sang tên xe cho doanh nghiệp.

Thủ tục sang tên xe

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày lập Hợp đồng góp vốn, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục sang tên xe như sau:

Đối với trường hợp sang tên xe để góp vốn vào doanh nghiệp trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố:

Thành phần hồ sơ:

  • Giấy khai đăng ký xe (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA)
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe;
  • Hợp đồng góp vốn;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 20/2019/NĐ-CP) có xác nhận của cơ quan thuế;
  • Phần hồ sơ xe mà người góp vốn đã được cơ quan đăng ký xe giao quản lý trước đây (nếu có);
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người đến đăng ký xe kèm theo giấy giới thiệu của doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền cho người đi đăng ký sang tên xe có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác.

Lưu ý: Khi đăng ký sang tên xe thì giữ nguyên biển số cũ và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới. Trường hợp biển xe thuộc loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì phải nộp lại biển số để đổi sang biển 5 số theo quy định.

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an cấp tỉnh.

Thời hạn giải quyết: không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; riêng việc cấp đổi biển số mới được giải quyết trong không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối với trường hợp sang tên xe để góp vốn vào doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh, thành phố khác với nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe:

Trước tiên, doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục, không phải đưa xe đến kiểm tra (thường gọi là thủ tục rút hồ sơ gốc của xe) nhưng phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA và nộp hồ sơ gồm:

Thành phần hồ sơ:

  • Các loại giấy tờ của chủ xe quy định tại Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA;
  • Giấy khai đăng ký xe (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA)
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe;
  • Hợp đồng góp vốn;
  • Phần hồ sơ xe mà người góp vốn đã được cơ quan đăng ký xe giao quản lý trước đây (nếu có);
  • Giấy ủy quyền cho người đi đăng ký sang tên xe có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác;
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người đến đăng ký xe kèm theo giấy giới thiệu của doanh nghiệp.

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an cấp tỉnh đã cấp Giấy đăng ký xe.

Thời hạn giải quyết: không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục đăng ký xe từ tỉnh, thành phố khác chuyển đến

Sau đó, doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký xe từ tỉnh, thành phố khác chuyển đến như sau:

Thành phần hồ sơ:

  • Giấy khai đăng ký xe (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA).
  • Phiếu sang tên di chuyển (phiếu này do cơ quan công an cấp khi làm thủ tục rút hồ sơ gốc ở trên);
  • Hợp đồng góp vốn;
  • Hồ sơ gốc của xe;
  • Xuất trình Chứng minh nhân dân của người đến đăng ký xe kèm theo giấy giới thiệu của doanh nghiệp;
  • Giấy ủy quyền cho người đi đăng ký xe có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác.

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an cấp tỉnh đã cấp Giấy đăng ký xe.

Thời hạn giải quyết: không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; riêng việc cấp đổi biển số mới được giải quyết trong không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục đăng ký tài sản với phương tiện thủy nội địa

Lệ phí trước bạ khi góp vốn bằng phương tiện thủy nội địa

Khi doanh nghiệp nhận góp vốn bằng tài sản là phương tiện thủy nội địa, hai bên phải lập Hợp đồng góp vốn, định giá tài sản góp vốn hoặc thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và phải thể hiện bằng chứng từ góp vốn - xem chi tiết tại công việc "Định giá tài sản góp vốn", "Chứng từ đối với tài sản góp vốn". 

đăng ký tài sản 2

Người góp vốn bằng phương tiện thủy nội địa có trách nhiệm chuyển giao các giấy tờ cần thiết để doanh nghiệp thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu.

Việc góp vốn bằng phương tiện thủy nội địa được miễn lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, doanh nghiệp vẫn phải kê khai lệ phí trước bạ - xem chi tiết tại công việc "Khai lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản góp vốn". 

Thủ tục đăng ký lại phương tiện thủy nội địa

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa (theo Mẫu số 7 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT);
  • 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;
  • Đối với trường hợp đăng ký lại phương tiện do chuyển quyền sở hữu phương tiện nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện: Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp;
  • Đối với trường hợp đăng ký lại phương tiện trong trường hợp chuyển quyền sở hữu phương tiện đồng thời thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện: Hồ sơ đăng ký phương tiện gốc, còn dấu niêm phong;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 20/2019/NĐ-CP) có xác nhận của cơ quan thuế.
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chủ sở hữu cũng cần xuất trình bản chính các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng góp vốn;
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.
  • Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân nước ngoài đứng tên đăng ký lại phương tiện thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam;

Nơi nộp hồ sơ

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Chi cục Đường thủy nội địa khu vực đối với phương tiện mang cấp VR-SB.

Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp nhận góp vốn đặt trụ sở đối với:

  • Phương tiện mang cấp VR-SB;
  • Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn;
  • Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa;
  • Phương tiện có sức chở trên 12 người.

Phòng Quản lý đô thị/Phòng Kinh tế và hạ tầng quận/huyện nơi doanh nghiệp nhận góp vốn đặt trụ sở đối với:

  • Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa;
  • Phương tiện có sức chở từ 05 người đến 12 người.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp nhận góp vốn đặt trụ sở đối với:

  • Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn;
  • Phương tiện có sức chở từ 05 người đến 12 người;
  • Phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người.

Phương thức nộp hồ sơ

  • Nộp trực tiếp;
  • Nộp qua đường bưu chính.
  • Hoặc các hình thức phù hợp khác.

Thời hạn giải quyết

03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ ngay (nếu nộp trực tiếp) hoặc được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ (nếu nộp qua đường bưu chính).

Xem thêm: Phân tích Cấu trúc tài chính - Đánh giá cơ cấu Tài sản trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký tài sản với tàu biển

Lệ phí trước bạ khi góp vốn bằng tàu biển

Khi doanh nghiệp nhận góp vốn bằng tài sản là tàu biển, hai bên phải lập Hợp đồng góp vốn, định giá tài sản góp vốn hoặc thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và phải thể hiện bằng chứng từ góp vốn - xem chi tiết tại công việc "Định giá tài sản góp vốn", "Chứng từ đối với tài sản góp vốn". 

Việc góp vốn bằng tàu biển được miễn lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, người góp vốn vẫn phải kê khai lệ phí trước bạ - xem chi tiết tại công việc "Khai lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản góp vốn".

Thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển

Sau đó, trong vòng 30 ngày kể từ ngày góp vốn, người góp vốn phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển như sau:

Thành phần hồ sơ

  • Tờ khai đề nghị đăng ký nội dung thay đổi (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP);
  • Bản sao Hợp đồng góp vốn;
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đã cấp hoặc bản chính giấy chứng nhận xoá đăng ký trong trường hợp chuyển cơ quan đăng ký (chỉ được phép nộp bản sao trong trường hợp tàu đang hoạt động trên biển hoặc đang ở nước ngoài nhưng chủ tàu phải cam kết và nộp bản gốc trong vòng 30 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký mới được cấp);
  • Văn bản đồng ý của người nhận thế chấp tàu biển (nếu tàu biển đang được thế chấp).
  • Tờ khai lệ phí trước bạ (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 20/2019/NĐ-CP) có xác nhận của cơ quan thuế.
  • Đối với người góp vốn là tổ chức, nếu người thực hiện thủ tục không phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức thì phải xuất trình Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục hợp lệ.

Nơi nộp hồ sơ

Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây hoặc cơ quan đăng ký tàu biển mới trong trường thay đổi cơ quan đăng ký.

Phương thức nộp hồ sơ

  • Nộp trực tiếp;
  • Nộp qua đường bưu chính;
  • Hoặc các hình thức phù hợp khác.

Thời hạn giải quyết

Chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ ngay (nếu nộp trực tiếp) hoặc được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ (nếu nộp qua đường bưu chính).

Định giá tài sản góp vốn

Đối tượng để định giá tài sản khi góp vốn

Cá nhân, tổ chức có thể góp vốn bằng tài sản là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Do đó, đối tượng để định giá tài sản khi góp vốn chính là: những tài sản không phải Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng.

Thẩm quyền định giá

Những đối tượng này phải được người có thẩm quyền định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam khi góp vốn. Cụ thể theo bảng sau:

 

Định giá tài sản góp vốn khi thành lập công ty

Định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động

Thẩm quyền định giá

- Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận;

- Hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.

- Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá;

- Hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì:

Giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì:

- Các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá;

- Đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

- Người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá;

- Đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Chứng từ đối với tài sản góp vốn

Khi cá nhân, tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp thì việc góp vốn này phải được thể hiện bằng chứng từ góp vốn. Hiện, chứng từ góp vốn được chia thành 03 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nếu bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh

Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là:

  • Biên bản chứng nhận góp vốn.
  • Biên bản giao nhận tài sản.

Trường hợp 2: Nếu bên có tài sản góp vốn là tổ chức, cá nhân kinh doanh

Trong trường hợp này, tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có các giấy tờ sau đây:

  • Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh.
  • Hợp đồng liên doanh, liên kết.
  • Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật).
  • Kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Trường hợp 3: Tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận

Khi góp vốn bằng tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn mua tài sản của bên góp vốn.

Chứng từ góp vốn trong trường hợp này tương tự với chứng từ góp vốn của bên tài sản góp vốn là tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Lưu ý: Đối với tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc liên doanh liên kết thì không chịu thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp nhận tài sản góp vốn được trích khấu hao theo nguyên giá của Biên bản định giá được hai bên thống nhất.

Tổng kết

Trên đây là chi tiết các thủ tục đăng ký tài sản cho doanh nghiệp đối với các loại tài sản góp vốn khác nhau. Hy vọng kiến thức trong bài viết đã giúp bạn nắm vững quy trình đăng ký tài sản và áp dụng một cách trơn tru nhất.

Gitiho xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông