Trong doanh nghiệp, nguồn vốn và tài sản là hai yếu tố cân bằng. Ở bài viết trước, Gitiho đã cùng bạn đọc đánh giá cơ cấu nguồn vốn. Trong bài viết này, thông qua các chỉ số, cơ cấu tài sản sẽ được phân tích và đánh giá một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!
Thông thường, để đánh giá khái quát cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, bạn đọc cần nghiên cứu các chỉ số:
Bảng dưới đây sẽ phân tích cụ thể hơn về cơ cấu tài sản thông qua các chỉ tiêu sau:
1. Tiền/ Tổng tài sản: Nếu chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang có khả năng thanh toán rất tốt. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có nhiều tiền/ tổng tài sản thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang dự trữ quá nhiều tiền, và đây là một lãng phí rất lớn đối với nguồn vốn, bởi tiền trong dự trữ sẽ không thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo thêm được doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Hàng tồn kho/ Tổng tài sản: Nếu chỉ tiêu này cao, chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang tích trữ rất nhiều hàng tồn kho. Đây cũng là một biểu hiện của việc lãng phí vốn, bởi vốn nằm trong hàng tồn kho thì không thể luân chuyển quay vòng để phát sinh doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, điểm tích cực của việc có lượng lớn hàng tồn kho, là giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ ''cháy kho'' và luôn luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng mất khách hàng do không đủ nguồn hàng cung ứng cho khách.
3. Nợ phải thu/ Tổng tài sản: Nếu tỉ lệ này cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang bị khách hàng của mình chiếm dụng nguồn vốn. Tuy nhiên nếu nợ phải thu cao, doanh nghiệp đang áp dụng chính sách bán hàng rất linh hoạt đối với khách hàng, và đây cũng là cách để doanh nghiệp tăng doanh thu của mình.
4. Tài sản cố định/ Tổng tài sản: Nếu tỉ lệ này cao, chứng tỏ rằng, doanh nghiệp đang có sự đầu tư ổn định cho tương lai, đồng nghĩa với việc đòn bẩy kinh doanh tương đối cao. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định nhiều, thì doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro kinh doanh khá lớn.
Xem thêm: Phân tích Cấu trúc tài chính - Đánh giá cơ cấu Nguồn vốn trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Dưới đây là các chỉ số đánh giá cơ cấu tài sản của Công ty Thế giới Di động và FPT Shop
Điều này thể hiện rằng:
5. Phải thu ngắn hạn/ Tổng tài sản: Khoản phải thu này chiếm tỉ trọng 4% đối với Thế giới Di động ở năm 2019, còn FPT là 18%. Khoản phải thu ngắn hạn của Thế giới Di động ít hơn FPT Shop chứng tỏ rằng Thế giới Di động đang thu được tiền nhanh hơn từ khách hàng của mình, trong khi FPT Shop phải mất thời gian lâu hơn để thu được tiền của khách hàng.
6. Phải thu dài hạn/ Tổng tài sản: Tỉ lệ này chiếm tỉ trọng rất ít trên tổng tài sản. Khi nhìn vào, bạn đọc sẽ thấy có lẽ FPT Shop có lẽ đang cho khách hàng nợ lâu hơn, đây cũng là chính sách bán hàng linh hoạt của FPT, và cũng chứng tỏ rằng tình trạng bán hàng của họ không được tốt như Thế giới Di động, đấy là lý do họ phải cho khách hàng nợ tiền lâu hơn để kích thích bán hàng.
7. Tài sản cố định/ Tổng tài sản: Tỉ lệ này ở Thế giới Di động đang giữ mức 13% và đồng đều qua các năm. Nhưng tỉ lệ này ở FPT luôn ở mức 1%. Khi tài sản cố định/ tổng tài sản cao, chứng tỏ Thế giới Di động đang có sự đầu tư lớn cho tương lai. Đa phần, tài sản cố định của Thế giới Di động đều nằm ở các phần mềm quản lý bán hàng, quyền sử dụng đất, phương tiện vận chuyển, các công trình kiến trúc như thiết bị văn phòng,...
Xem thêm: Phân tích Cấu trúc tài chính - Cân bằng tài chính trong doanh nghiệp
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thể hiểu thêm cách đánh giá cơ cấu nguồn vốn trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Hãy thứ áp dụng cho số liệu của một doanh nghiệp bất kì trên thị trường nhé, bạn sẽ hoàn toàn bị bất ngờ đó. Ngoài ra, tham gia ngay khóa học Phân tích Báo cáo tài chính để được hướng dẫn và giải đáp tận tình từ các chuyên gia hàng đầu nhé. Chi tiết xem tại: Gitiho.com
Bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhà đầu tư hay các chuyên gia tài chính,... nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và xây dựng mô hình Tài chính?
Bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian nghiền ngẫm, hay phải bỏ một số tiền lớn để trả cho những chuyên gia phân tích báo cáo tài chính thuê ngoài. Hãy Đăng ký tham gia và Học thử để trải nghiệm nhé!