Phân tích Cấu trúc tài chính - Đánh giá cơ cấu Nguồn vốn trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Thanh Hằng

Một trong những kỹ thuật Phân tích Báo cáo tài chính là phân tích cấu trúc tài chính trong đó thực hiện việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp để đưa ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Trong bài viết này, kỹ thuật này sẽ được làm sáng tỏ. Cùng tìm hiểu nhé!

Cấu trúc tài chính

Trước hết, để hiểu cấu trúc tài chính là gì, hãy cùng quay trở lại với Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán gồm có 2 phần: Tài sản và nguồn vốn. Trong đó nguồn vốn thể hiện tình hình huy động vốn của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp huy động vốn từ những nguồn nào? Tài sản thì thể hiện tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cho biết doanh nghiệp sử dụng vốn để đầu tư vào những loại tài sản nào.

Định nghĩa: Cấu trúc tài chính là cơ cấu các loại nguồn vốn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp.

Mục tiêu phân tích: Để bạn biết được việc huy động cũng như sử dụng vốn của doanh nghiệp có tốt hay không. 

Tài liệu sử dụng để phân tích: Chủ yếu sử dụng Bảng cân đối kế toán

Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh. Trong đó, bạn có thể sử dụng số liệu của doanh nghiệp để so sánh:

  • Với các kỳ trước đó
  • Với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành 
  • Với trung bình ngành

Xem thêm: Phân tích Cấu trúc tài chính - Đánh giá cơ cấu Tài sản trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Đánh giá khái quát cơ cấu nguồn vốn trong cấu trúc tài chính

Để đánh giá được cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, thông thường sẽ cần tập trung vào chỉ số:

  • Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 
  • Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu hệ số nợ trong cơ cấu nguồn vốn

Nếu hệ số nợ cao chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính cao và đồng thời rủi ro tài chính của doanh nghiệp cũng cao hơn bởi doanh nghiệp phải gồng gánh một khoản nợ tương đối nhiều.

Ngược lại, nếu hệ số nợ thấp, chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính thấp. Tuy nhiên, tính độc lập tài chính rất cao, bởi vì đa phần nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng đều là vốn chủ sở hữu.

Phân tích cụ thể về cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải trả bao gồm Vốn vay và Phải trả người bán

Như vậy, bạn có thêm các chỉ tiêu như sau:

Phân tích Cấu trúc tài chính - Đánh giá cơ cấu Nguồn vốn trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp

1. Vốn vay / Tổng nguồn vốn: Chỉ số này cao chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang có rủi ro tài chính cao và sẽ phải chịu chi phí lãi vay cao hơn. Tuy nhiên, chi phí lãi vay được tính làm khoản chi phí khấu trừ lợi nhuận khi tính ''Thuế thu nhập doanh nghiệp''. Cho nên,

  • Nếu doanh nghiệp có vốn vay nhiều, thì sẽ được lợi về ''Thuế thu nhập doanh nghiệp''. 
  • Nếu vốn vay thấp, thì doanh nghiệp có rủi ro tài chính thấp, chi phí lãi vay thấp, nhưng lại không tận dụng được nguồn lợi về ''Thuế thu nhập doanh nghiệp''.

2. Phải trả người bán / Tổng nguồn vốn:

  • Nếu chỉ tiêu này cao, chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang chiếm dụng được vốn của người bán. Từ đó, sẽ giúp doanh nghiệp có thể được tăng cường việc sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nếu các khoản phải trả người bán cao, thì chứng tỏ doanh nghiệp sẽ không được hưởng các khoản chiết khấu của người bán nhờ việc thanh toán đúng hạn hoặc thanh toán sớm. 
  • Ngược lại, nếu như chỉ tiêu này thấp, thì có thể hạn chế được việc chiếm dụng vốn, tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ được hưởng các khoản chiết khấu có lợi đến từ người bán. 

Xem thêm: Kiến thức về nguồn vốn và tài sản mà mọi kế toán viên cần biết

Ví dụ minh họa về phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của 2 doanh nghiệp cùng ngành

Bảng dưới đây thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Công ty Thế giới Di động (MWG) trong tương quan với doanh nghiệp cùng ngành - FPT Shop.

Phân tích Cấu trúc tài chính - Đánh giá cơ cấu Nguồn vốn trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp
 

Lưu ý: Số liệu của FPT Shop chỉ còn tồn tại từ năm 2017 đến 2019. Bởi vậy năm 2016, số liệu của Công ty này đang được bỏ trống (NI).

1. Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này của cả 2 doanh nghiệp đều khá ổn định qua các năm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này ở Thế giới Di động thấp hơn so với FPT Shop

Ví dụ: Năm 2019, chỉ số này là 71% ở Thế giới Di động, nhưng nó lên đến 81%.

2. Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn: Chỉ số này năm 2019 ở Thế giới Di động cao hơn FPT Shop. Thế giới Di động có 71% nợ và 29% vốn năm 2019, thì FPT Shop có 81% nợ và 19% vốn.

3. Phải trả người bán / Tổng nguồn vốn:Thế giới Di động, chỉ số này dao động từ 29 đến 32%. Tuy nhiên, tỉ lệ này ở FPT khá biến động, từ 39% năm 2017 giảm xuống 14% năm 2018 và tăng nhẹ lên 20% ở năm 2019.

Điều này chứng tỏ rằng: Các khoản phải trả người bán của FPT Shop đang giảm dần và đang ở mức thấp hơn so với Thế giới Di động.

Lý giải cho hiện tượng này, có thể có 2 nguyên nhân:

  • FPT Shop đang tăng cường trả người bán sớm hơn, để tận dụng các khoản chiết khấu đến từ người bán
  • FPT Shop đang mất dần vị thế đối với người bán, chính vì vậy, họ đang mất dần những khoản ưu đãi về thanh toán đối với người bán. 

4. Vay ngắn hạn / Tổng nguồn vốn: Tỉ lệ này ở Thế giới Di động dao động từ 21 đến 32%. Nhưng tỉ lệ này ở FPT đang rất cao, tăng từ 30 lên 56% vào năm 2019.

5. Vay ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn: Tỉ lệ này ở cả 2 doanh nghiệp đang rất thấp, tuy nhiên Thế giới Di động tỉ lệ này đang chiếm ở mức 3% trong năm 2019, còn với FPT là 0% (doanh nghiệp không có vay dài hạn).

Phân tích Cấu trúc tài chính - Đánh giá cơ cấu Nguồn vốn trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Kết luận chung về cơ cấu nguồn vốn

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn của Thế giới Di động, so sánh với FPT Shop, thì bạn đọc có thể thấy vấn đề đó là:

  • Thế giới Di động đang sử dụng ít đòn bẩy tài chính hơn so với FPT Shop
  • Thế giới Di động đang tận dụng được nguồn nợ đối với người bán và khoản tận dụng này cao hơn so với FPT Shop
  • Vay ngắn hạn của Thế giới Di động đang thấp hơn so với FPT Shop và đồng thời Thế giới Di động cũng đang có những khoản vay dài hạn trong khoảng thời gian gần đây.

Kết luận: Tình hình tài chính của Thế giới Di động ít rủi ro hơn so với FPT Shop. Và có vẻ FPT đang mất dần vị thế với người bán gần đây, bởi vậy họ không tận dụng được nhiều nguồn vốn từ người bán.

Đồng thời, vay ngắn hạn FPT khá cao, đòn bẩy tài chính cũng rất cao, thể hiện tính rủi ro cao. Đây cũng có thể là lý do tại sao doanh nghiệp không tận dụng được khoản vay dài hạn từ ngân hàng, bởi vì ngân hàng khó có thể cho vay với doanh nghiệp có rủi ro cao như vậy.

Xem thêm: Tài sản và nguồn vốn - mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn trong kế toán

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đọc đã biết phân tích cấu trúc tài chính và đánh giá cơ cấu nguồn vốn trong Báo cáo tài chính của bất kỳ doanh nghiệp trên thị trường. Để ứng dụng thêm nhiều kiến thức hữu ích như vậy, hãy tham gia ngay khóa học Phân tích Báo cáo tài chính của Gitiho để được hướng dẫn từ các chuyên gia uy tín hàng đầu nhé!

Bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhà đầu tư hay các chuyên gia tài chính,... nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và xây dựng mô hình Tài chính? 

Bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian nghiền ngẫm, hay phải bỏ một số tiền lớn để trả cho những chuyên gia phân tích báo cáo tài chính thuê ngoài. Hãy Đăng ký tham gia và Học thử để trải nghiệm nhé!

4/5 - (1 bình chọn)

4/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông