Tại sao cần thực hiện nghiệp vụ chia tách cổ phiếu và gộp cổ phiếu?

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Chia tách cổ phiếu và gộp cổ phiếu là hai nghiệp vụ thường thấy trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là trên thị trường cổ phiếu niêm yết. Vậy chia tách cổ phiếu và gộp cổ phiếu là gì? Tại sao cần thực hiện hai nghiệp vụ này? Tác động của nghiệp vụ tới cổ phiếu và tổ chức phát hành cổ phiếu đó ra sao? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé!

Xem thêm: Làm thế nào để biết đâu là cổ phiếu tiềm năng để đầu tư hiệu quả?

Chia tách cổ phiếu

Khái niệm chia tách cổ phiếu

Chia tách cổ phiếu (Stock Split) là hoạt động được công ty phát hành cổ phiếu thực hiện để tăng số lượng cổ phiếu, làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ tách mà không làm ảnh hưởng tới khối lượng vốn của công ty. Khi giá cổ phiếu trên thị trường bị tăng quá cao khiến giao dịch khó thực hiện,làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu thì công ty nên thực hiện nghiệp vụ chia tách cổ phiếu.

co-phieu

Tác động của của nghiệp vụ chia tách cổ phiếu

Việc chia tách cổ phiếu có tác động và ý nghĩa lớn với cả công ty phát hành cổ phiếu và các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu đó về lợi ích, lợi nhuận trong dài hạn. Cụ thể như sau:

  • Chia tách cổ phiếu giúp công ty phát hành cổ phiếu thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻ: Khi giá cổ phiếu quá cao, nhà đầu tư nhỏ lẻ - bộ phận các nhà đầu tư tiềm năng - sẽ bị hạn chế nhu cầu và khả năng nắm giữ cổ phiếu, đầu tư vào công ty. Điều này sẽ gây bất lợi với công ty phát hành cổ phiếu, đặc biệt là các công ty đang muốn huy động vốn nhanh chóng. Việc chia tách cổ phiếu sẽ làm giảm giá cổ phiếu lưu hành theo tỷ lệ tương ứng, từ đó khiến các nhà đầu tư dễ dàng ra quyết định mua và nắm giữ cổ phiếu, kể cả những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Điều này không chỉ mang lại cơ hội huy động vốn nhanh chóng cho công ty phát hành cổ phiếu, mà còn là cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm kiếm lợi nhuận và mở rộng quy mô
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu trên thị trường và tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu: Khi giá cổ phiếu giảm, nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư nhiều, thì việc chuyển đổi thành vốn, tiền mặt nhanh chóng hơn, đi kèm với đó là số lượng cổ phiếu trên thị trường lớn, giúp cho tính thanh khoản tăng lên.  
  • Thúc đẩy giá đi lên: Sau khi tách cổ phiếu thì giá cổ phiếu thường có xu hướng tăng lên. Sức hấp dẫn của việc giảm giá cổ phiếu cao cấp sẽ thúc đẩy giá tăng trở lại. 
  • Làm tăng số lượng cổ đông của công ty, đảm bảo về nguồn vốn, góp phần làm hạn chế khả năng công ty bị thâu tóm

Xem thêm: Cổ phiếu Blue chip là gì? Những điều cần biết về cổ phiếu Blue chip

Gộp cổ phiếu

Khái niệm gộp cổ phiếu

Gộp cổ phiếu (Stock Merge, Stock Consolidation) là nghiệp vụ hợp nhất các cổ phiếu hiện đang lưu hành nhằm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường mà không làm thay đổi vốn điều lệ, vốn cổ phần hay giá trị thị trường của công ty tại thời điểm gộp cổ phiếu. Quyết định gộp cổ phiếu được đề xuất bởi ban quản trị công ty và cần có sự chấp thuận của các cổ đông để được tiến hành. Khi thực hiện nghiệp vụ gộp cổ phiếu, số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường của công ty sẽ giảm xuống, và việc này báo hiệu công ty đang gặp phải khó khăn.

Tại sao cần thực hiện nghiệp vụ gộp cổ phiếu?

 Có nhiều lý do một công ty có thể ra quyết định gộp cổ phiếu, tuy nhiên, việc gộp cổ phiếu thường xảy ra bởi một trong 2 lý do sau đây:

  • Do giá cổ phiếu giảm mạnh xuống mức thấp kỉ lục: Cổ phiếu bị mất nhiều giá trị là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến việc công ty phát hành phải thực hiện gộp cổ phiếu. Giá cổ phiếu giảm mạnh đến mức thấp kỷ lục khiến cho cổ phiếu trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn trước áp lực của thị trường, hoặc thậm chí không đạt được các yêu cầu theo tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán, cổ phiếu sẽ khó mua bán. Vì vậy công ty cần tiến hành gộp cổ phiếu để duy trì cổ phiếu ở mức giá cao hơn, tạo điều kiện cho cổ phiếu được tiếp tục trao đổi trên thị trường, đồng thời đảm bảo tính thanh khoản cho cổ phiếu và công ty phát hành
co-phieu
  • Các công ty muốn tư nhân hóa có thể thực hiện nghiệp vụ gộp cổ phiếu để làm giảm số lượng cổ đông của công ty

Tác động của nghiệp vụ gộp cổ phiếu

Ngược lại với chia tách cổ phiếu, gộp cổ phiếu sẽ làm cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của công ty giảm xuống, mệnh giá cổ phiếu sẽ tăng lên tương ứng với tỉ lệ gộp cổ phiếu. Điều này giúp cho giá trị cổ phiếu tăng lên, đồng thời đảm bảo và tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu cũng như công ty phát hành cổ phiếu. 

Đầu tư đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tiền bạc với phương pháp Quán Trend

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về 2 nghiệp vụ thường gặp trên thị trường chứng khoán là chia tách cổ phiếu và gộp cổ phiếu. Mỗi nghiệp vụ sẽ có những tác động khác nhau tới giá cổ phiếu, phù hợp với từng tình trạng và mục đích mà công ty phát hành cổ phiếu mong muốn. Mong rằng bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về cổ phiếu và thị trường chứng khoán, giúp bạn dễ dàng ra quyết định trong quá trình đầu tư trên thị trường sôi động này. 

Chúc bạn đầu tư thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông