Cách áp dụng 6 thang đo Bloom để đánh giá hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Từ lâu, thang đo Bloom đã được coi là một công cụ nền tảng giúp các doanh nghiệp đo lường và đánh giá hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Vậy bạn có tò mò các doanh nghiệp đang vận dụng như thế nào không? Cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Thang đo Bloom là gì? 

Thang đo Bloom là một thang đo đề cập tới 6 cấp độ của tư duy, được giáo sư Benjamin Bloom phát triển và giới thiệu vào năm 1956. Theo thang đo Bloom, có 6 cấp độ tư duy: Ghi nhớ - Hiểu biết - Vận dụng - Phân tích - Đánh giá - Sáng tạo. Đây chính là 6 cấp độ học tập, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao hơn thể hiện quá trình nhận thức liên quan đến việc tiếp thu và áp dụng kiến thức. 

Bằng cách sử dụng thang đo Bloom để đánh giá, có thể giúp bạn nhiều lợi ích như:

Thang đo Bloom giúp xác định rõ các mục tiêu học tập ở nhiều cấp độ khác nhau từ việc ghi nhớ thông tin, khả năng áp dụng, phân tích đến khả năng sáng tạo. Điều này giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những gì mà họ muốn đạt được từ hoạt động đào tạo. 

Các cấp độ của thang đo Bloom giúp bộ phận LnD thiết kế nội dung đào tạo một cách linh hoạt và phong phú. Từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của các đối tượng nhân viên ở mọi cấp độ. 

Thang đo Bloom cung cấp một khung cơ bản để đo lường tiến độ của người học và đánh giá hiệu suất của họ theo từng cấp độ. 

Giúp doanh nghiệp cải tiến được chất lượng đào tạo bằng cách đo lường, đánh giá và điều chỉnh theo phản hồi từ quá trình học tập. 

Thang đo Bloom là một công cụ hữu ích được sử dụng phổ biến trong đánh giá hiệu quả đào tạo bởi nó khuyến khích học tập và phát triển các kỹ năng tư duy của người học ở mức độ cao.

6 cấp độ của thang đo Bloom

Dưới đây là 6 cấp độ của thang đo Bloom, mời bạn tham khảo: 

Cấp độ 1: Ghi nhớ (Remembering)

Ghi nhớ là cấp độ tư duy đầu tiên trong thang đo Bloom. Ghi nhớ được hiểu là khả năng tiếp thu, khôi phục và nhớ lại các thông tin đã tiếp nhận được. 

Đây là cấp độ cơ bản, cần thiết và bắt buộc phải có để đạt được các cấp độ tư duy khác. Khi người học có thể nhắc lại được những kiến thức đã tiếp thu, dù chỉ là nhắc lại một cách dập khuôn, có nghĩa là họ đã đạt được cấp độ đầu tiên của thang đo Bloom là ghi nhớ. 

Để kiểm tra mức độ ghi nhớ của người học, giảng viên có thể đặt các câu hỏi như: Liệt kê, xác định, chỉ ra, phân loại, mô tả…….và có thể gợi ý cho người học những keywords (từ khóa) để người học tự nhớ lại và trình bày được.

Ghi nhớ là cấp độ đầu tiên trong thang đo Bloom
Ghi nhớ là cấp độ đầu tiên trong thang đo Bloom

Cấp độ 2: Hiểu (Understanding)

Hiểu biết (Understanding) là cấp độ thứ hai của thang đo Bloom. Ghi nhớ thông tin là chưa đủ, người học cần thấu hiểu về các thông tin, kiến thức để có thể tự giải thích, suy diễn, diễn giải. 

Vì vậy, hiểu biết không chỉ là nhắc lại các thông tin, kiến thức một cách dập khuôn, sao y từng chữ, không hiểu được ý nghĩa mà có thể giải thích, diễn giải vấn đề theo ý hiểu của mình. Ở cấp độ này, người học đã có thể nắm chắc và thật sự hiểu được kiến thức. 

Để giúp người học có thể đạt được cấp độ tư duy này của thang đo Bloom, giảng viên cần đi sâu vào kiến thức với các cách truyền tải như: So sánh, giải thích, phân loại, đưa ra ví dụ, tình huống cụ thể để phân tích.

Ghi nhớ thông tin là chưa đủ, người học cần có sự hiểu biết về nội dung
Ghi nhớ thông tin là chưa đủ, người học cần có sự hiểu biết về nội dung

Cấp độ 3: Áp dụng (Applying)

Cấp độ thứ ba của thang đo Bloom là vận dụng (áp dụng). Sau khi đã tiếp nhận, ghi nhớ và hiểu được thông tin, người học cần áp dụng được những kiến thức đã học vào giải quyết tình huống và công việc cụ thể. Chỉ khi áp dụng được kiến thức vào giải quyết các công việc thì mới có thể chứng minh được mức độ thấu hiểu kiến thức của bạn.

Để đánh giá khả năng vận dụng của học viên, giảng viên có thể tạo cơ hội cho người học áp dụng kiến thức vào giải quyết công việc như: giải case study thực tế, thuyết trình…

Đây là cấp độ mà người học cần áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết công việc
Đây là cấp độ mà người học cần áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết công việc

Cấp độ 4: Phân tích (Analyzing)

Cấp độ thứ tư trong thang đo Bloom là phân tích (analyzing). Phân tích là cấp độ thứ tư trong thang đo Bloom. Phân tích là khả năng chia thông tin, nội dung vừa học được thành các phần nhỏ. Sau đó, xác định lý do mà họ chọn để chia nội dung thành các phần nhỏ, chúng liên quan với nhau như thế nào hay có cấu trúc, mục đích tương tự nhau. 

Ở mức độ này, đòi hỏi khả năng phân biệt, phát hiện chi tiết của học viên để hiểu rõ hơn về nội dung được học. 

Để đánh giá khả năng phân tích của người học, giảng viên có thể sử dụng câu hỏi có từ như: so sánh, đối chiếu, chỉ ra sự khác biệt, v.v. Đây được xem là cấp độ quan trọng nhất trong thang đo vì học viên phải tự suy nghĩ và phân loại thông tin họ nhận được.

Phân tích là cấp độ thứ 4 trong thang đo Bloom
Phân tích là cấp độ thứ 4 trong thang đo Bloom

Cấp độ 5: Đánh giá (Evaluating)

Ở cấp độ thứ năm của thang đo Bloom, người học cần có khả năng đánh giá vấn đề. Đánh giá có thể hiểu là khả năng phán xét tính đúng - sai, phù hợp - không phù hợp… Sau đó ra quyết định dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn thông qua kiểm tra, phê bình. Người học cần được phân tích vấn đề, giải thích và lập luận được để bảo vệ quan điểm của mình.

Cấp độ 5 Đánh giá
Cấp độ 5 Đánh giá

Cấp độ 6: Sáng tạo (Creating)

Sáng tạo là cấp độ cuối cùng và cấp độ cao nhất của tư duy. Để đạt được cấp độ tư duy này, người học cần ghi nhớ, thông hiểu được các kiến thức, phân tích, đánh giá các thông tin, kiến thức, từ đó có thể kết nối, lắp ghép các kiến thức với nhau và sáng tạo ra cách thức giải quyết vấn đề thông minh hơn. 

Bên cạnh đó, sáng tạo còn có thể hiểu là tạo ra những thứ mới dựa trên những kiến thức đã được học. 

Đây cũng là điều mà giảng viên nên hướng người học tới. Thay vì dập khuôn kiến thức, hãy để người học được thỏa sức sáng tạo những điều mới mẻ, vừa giúp người học hiểu và áp dụng bài học một cách chủ động, hứng thú, vừa giúp giờ học bớt nhàm chán.

Sáng tạo là cấp độ cao nhất của thang đo Bloom
Sáng tạo là cấp độ cao nhất của thang đo Bloom

Vận dụng 6 cấp độ của thang đo Bloom như thế nào?

Sau khi hiểu các cấp độ của thang đo Bloom, đã đến lúc bạn cần áp dụng để đánh giá chương trình đào tạo trong doanh nghiệp.

Ví dụ về thang đo Bloom khi đo lường chương trình đào tạo tại Gitiho:

Tên chương trình đào tạo: Đào tạo kỹ năng quản lý thời gian 

Đối tượng: Toàn bộ nhân viên Gitiho 

Mục tiêu đào tạo: Giúp đội ngũ nhân sự trong công ty làm việc hiệu quả hơn bằng cách quản lý thời gian thông minh. Qua đó, nhân viên có thể nâng cao hiệu suất, tập trung vào những công việc quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất làm việc và hoàn thành công việc một cách nhanh chóng. 

Thời gian đào tạo: 10h thứ 7 ngày 18/11/2023

Thời lượng đào tạo: 2 tiếng

Địa điểm: Không gian sinh hoạt chung

Đào tạo là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp đào tạo, nội dung đào tạo hấp dẫn cũng như cách để đo lường đào tạo thì tham khảo ngay Gitiho for Leading Business của nền tảng giáo dục Gitiho nhé!

Cách áp dụng 6 thang đo Bloom để đánh giá hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp

Vậy sử dụng thang đo Bloom để đo lường như thế nào? 

Cấp độ 1: Ghi nhớ (Remembering)

Ở cấp độ này, bạn có thể hỏi một số câu hỏi để kiểm tra khả năng ghi nhớ của nhân viên như:

  • Tại sao cần có kỹ năng quản lý thời gian? 
  • Những yếu tố nào “ăn cắp” thời gian của bạn?
  • Bạn có cảm thấy mình không biết cách sử dụng thời gian đúng cách không? 

Cấp độ 2: Hiểu biết (Understanding)

Để kiểm tra mức độ hiểu biết của nhân sự về kỹ năng quản lý thời gian mà họ đã học bạn nên đi sâu vào một số câu hỏi như: 

  • Có bao nhiêu cách để bạn quản lý thời gian? 
  • Bạn tâm đắc với cách quản lý thời gian nào nhất? 
  • Hãy đưa ra ví dụ về cách quản lý thời gian “chiến lược nuốt con ếch”, “Quản lý thời gian thông minh bằng Pomodoro”... 

Cấp độ 3: Áp dụng (Applying)

Ở cấp độ này, bạn cần phải biết được người học đã áp dụng như thế nào? Bạn có thể yêu cầu họ chia sẻ là đã áp dụng để giải quyết công việc như thế nào, kết quả so với trước có khả quan không, có thay đổi cách mà họ làm việc không?

Cấp độ 4: Phân tích (Analyzing)

Sau khi áp dụng kiến thức, người học cần có khả năng phân tích vấn đề để hiểu hơn về nội dung mà mình được học. Bạn có thể đưa ra một số câu hỏi như:

  • So sánh nguyên tắc 80/20 và nguyên tắc chia nhỏ công việc
  • Phân tích ưu, nhược điểm của chiến lược nuốt con ếch

Cấp độ 5: Đánh giá (Evaluating)

Bạn có thể hỏi người học một số câu hỏi như:

  • Bạn thấy trong số các bí quyết thời gian mà giảng viên đưa ra thì bí quyết nào là hay nhất và phù hợp với bạn nhất? Tại sao? 

Cấp độ 6: Sáng tạo (Creating)

Như đã đề cập ở trên thì đây là cấp độ cao nhất của tư duy.Ở cấp độ này bạn có thể hỏi người học một số câu hỏi như:

  • Ngoài 3 cách để phát triển bản thân mỗi ngày, bạn còn có cách nào nữa không?
  • Có cách nào để mỗi người áp dụng các cách quản lý thời gian trên như một thói quen không?

Xem thêm: Cách đo lường và đánh giá hiệu quả đào tạo tại doanh nghiệp

Trên đây là 6 cấp độ tư duy theo thang đo Bloom nên áp dụng trong đào tạo nói chung và đào tạo nội bộ doanh nghiệp nói riêng. Việc áp dụng thang đo Bloom giúp cho bộ phận đào tạo thiết kế được chương trình đào tạo phù hơn, đồng thời có thể đánh giá được chính xác mức độ thông hiểu kiến thức và nâng cao hiệu quả cho hoạt động đào tạo. 

Chúc bạn áp dụng thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông