Thăng tiến trong công việc: 5 bí quyết để thành công

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Thăng tiến trong công việc ai cũng mong muốn đạt được. Đây là bước chuyển mình quan trọng giúp chúng ta khẳng định bản thân, cải thiện thu nhập. 

Tuy nhiên hành trình để chạm đỉnh thành công quả thực rất khó khăn, thử thách. Vậy làm sao để tự mình tạo ra cơ hội thăng tiến, sự nghiệp rộng mở? Cùng Gitiho tìm kiếm câu trả lời ngay bài viết sau đây. 

Thăng tiến là gì?

Thăng tiến là việc nhân sự được đề bạt lên vị trí cao hơn trong công ty. Lương thưởng, trách nhiệm, quyền lợi trong doanh nghiệp theo đó cũng được nâng lên. Cơ hội thăng tiến được xem như một phần thưởng xứng đáng dành cho những nỗ lực, sự tận tâm của người lao động đối với tổ chức. 

thang-tien-trong-cong-viec-1
Thăng tiến trong công việc là mong muốn của tất cả những người đi làm

Sự công nhận này đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển doanh nghiệp. Bởi qua đó nhân sự thấy công sức, tâm huyết của mình bỏ ra được trân trọng, ghi nhận. Nhờ vậy càng làm tăng thêm niềm yêu thích, gắn bó với công ty. 

Một nghiên cứu từ SHRM cho thấy có tới 40% nhân viên thuộc thế hệ Y (độ tuổi hiện tại từ khoảng 26 – 41) kỳ vọng được thăng chức sau 1 – 2 năm công tác tại doanh nghiệp. Nếu không diễn ra, việc họ rời công ty và tìm cơ hội mới sẽ là một sớm một chiều. 

Các hình thức thăng tiến sự nghiệp

Thăng tiến là mục tiêu chung của bất kỳ người đi làm nào. Nhưng mỗi người sẽ đưa ra kế hoạch, lộ trình khác nhau. 

thang-tien-trong-cong-viec-2
Thăng tiến sự nghiệp có nhiều hình thức khác nhau

Định nghĩa thăng tiến là gì không chỉ bó buộc ở việc tăng lương, thăng chức. Thực tế có nhiều kiểu thăng tiến khác nhau. Trong đó chúng ta có thể phân thăng tiến trong sự nghiệp thành 3 loại chính:

  • Thăng tiến theo chiều ngang: Bao gồm cả việc thăng chức, thưởng tiền cho nhân viên. Nhưng không có nhiều thay đổi trong trách nhiệm đối với công việc. Hình thức này nhằm công nhận một nhân sự đã vượt lên vai trò cơ bản, nhưng không đòi hỏi họ đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. 
  • Thăng tiến theo chiều dọc: Nhân viên được đề bạt lên vị trí cao hơn, lương thưởng tốt hơn kèm theo nhiều trách nhiệm hơn. Loại hình này có thể thay đổi bản chất công việc vì lúc đó nhân sự đã có thêm vai trò lãnh đạo. 
  • Thăng tiến “khô”: Nhân viên thường muốn “né” hình thức thăng tiến này. Bởi dù đòi hỏi trách nhiệm cao hơn nhưng lại không đi kèm lợi ích. 

Tùy vào định hướng phát triển, mỗi người sẽ mong muốn kiểu thăng tiến trong công việc khác nhau. Câu hỏi quan trọng đặt ra là làm thế nào để có thể thăng tiến. Nội dung dưới đây sẽ tiếp tục giải đáp cho bạn. 

5 bí quyết thành công trong công việc

Để thăng tiến trong công việc là cả một hành trình dài. Không phải bỗng nhiên một nhân sự lại được lãnh đạo đề bạt lên vị trí cao hơn hay tăng lương. 

Chỉ sở hữu năng lực là chưa đủ, muốn có cơ hội chuyển mình trong sự nghiệp, chúng ta cần chủ động, biết cách phát huy những kỹ năng đó. Như nhà triết học người Mỹ - Elbert Hubbard từng nói: “Còn có thứ hiếm hơn, tốt đẹp hơn, khó kiếm hơn cả tài năng. Đó chính là nhận ra và phát huy được tài năng”. 

Bạn có thể tham khảo một số bí quyết thăng tiến dưới đây. 

Hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được mỗi ngày

Muốn thăng tiến, đừng vội nghĩ tới những điều lớn lao. Trước hết bạn hãy thực hiện tốt những công việc trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình. 

thang-tien-trong-cong-viec-3
Hoàn thành tốt công việc hàng ngày là yêu cầu tối thiểu đối với nhân sự

Hầu hết trong mọi trường hợp, điều đầu tiên lãnh đạo nhìn vào chính là hiệu quả công việc thường nhật của nhân sự. Thông qua đó nhà quản trị sẽ xem xét, đánh giá liệu họ xứng đáng được cất nhắc hay không. Hoàn thành tốt công việc hàng ngày là tiền đề giúp bạn tiến tới những mục tiêu cao hơn. 

Xem thêm: Tiêu chí đánh giá nhân sự trong doanh nghiệp cực chi tiết

Chủ động trong công việc

Chủ động trong công việc là yêu cầu cơ bản đối với bất cứ nhân sự nào. Một người không linh hoạt, bị động, ai chỉ đâu làm đấy rất khó để “rơi vào tầm ngắm” của lãnh đạo khi cất nhắc vị trí cao hơn. 

thang-tien-trong-cong-viec-4
Chủ động trong công việc giúp bạn ghi điểm trong mắt lãnh đạo

Có thể công việc của bạn lặp đi lặp lại hàng ngày, thay vì cứ đi làm hết giờ là tan ca, bạn hãy cải thiện cách làm việc để hiệu suất tốt hơn, giải quyết nhiệm vụ trong thời gian ngắn. Khi đó, bạn sẽ có thêm thời gian để trực tiếp nhận thêm những đầu việc khác. 

Ngoài ra, bạn hãy thể hiện tinh thần sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi cần. Tư duy giấu nghề trong môi trường công sở sẽ không làm bạn thăng tiến. Như diễn giả Brian Tracy từng nói: “hành động bước lên bước đầu tiên là điều khác biệt giữa người thắng và kẻ thua”. Vậy nên nếu không muốn cơ hội thăng tiến dành cho người khác bạn hãy đừng ngồi im một chỗ. 

Có tinh thần trách nhiệm cao

Mỗi người sinh ra không phải ai cũng là một nhân tài. Nhưng tài năng thôi là chưa đủ, tinh thần trách nhiệm trong công việc mới đóng vai trò nền tảng vững chắc để bạn tiến xa, nhanh hơn. 

thang-tien-trong-cong-viec-5
Nhân viên cần “dám làm dám chịu”, sẵn sàng nhận trách nhiệm

Người dám chịu trách nhiệm với công việc cũng như những sai phạm của mình chính là người bản lĩnh. Bởi không phải ai cũng dám “đứng mũi chịu sào”. 

Xem thêm: 3 cách nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc

Mang đến nhiều giá trị hữu ích cho doanh nghiệp

Thăng tiến trong công việc là điều ai cũng mong muốn. Nhưng không phải ai cũng nghiêm túc suy nghĩ về những điều công ty muốn từ họ. 

thang-tien-trong-cong-viec-6
Muốn có cơ hội thăng tiến, nhân viên cần tạo ra giá trị cho doanh nghiệp

Khi nhận ra vai trò của bạn trong một nhiệm vụ nào đó, lãnh đạo sẽ không ngại ngần trao cơ hội thăng tiến mới cho bạn. Bí quyết đạt được điều này không khó, hãy tích cực tạo ra nhiều giá trị hơn những gì mang đang đem lại. 

Đương nhiên, giá trị bạn mang tới nên nâng cao theo từng giai đoạn. Bởi cơ hội thăng tiến sẽ chẳng dễ đến nếu bạn mãi an phận, bó hẹp mình với công việc hiện tại. 

Để mang đến nhiều giá trị hữu ích hơn, đôi khi bạn cần bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Khi có cơ hội thử sức ở một dự án mới, đừng ngần ngại đồng ý, chịu khó trau dồi để hoàn thành tốt. 

Đó chính là cơ hội để bạn chứng tỏ năng lực bản thân với mọi người xung quanh. Tinh thần cầu tiến, mong muốn cống hiện của bạn được đánh giá cao. Đó cũng là sự khác biệt giữa một nhân viên thăng tiến trong công việc nhanh và một người dậm chân tại chỗ. 

Luôn học hỏi, trau dồi kỹ năng

Những kỹ năng vốn có nếu không sử dụng thường xuyên sẽ dễ trở nên mai một. Vậy nên chúng ta luôn phải không ngừng mài giũa, trau dồi để chúng trở thành điểm mạnh của mình. Chưa kể việc học hỏi kỹ năng mới còn giúp chúng ta trở thành người toàn diện hơn. 

thang-tien-trong-cong-viec-7
Học hỏi, cải thiện kỹ năng là điều giúp nâng cao giá trị bản thân

Đừng bao giờ “ngủ quên trên chiến thắng”, cao ngạo chỉ vì chút thành quả đạt được. Điều này không được các nhà lãnh đạo đánh giá cao. Bởi một nhân viên cao ngạo, thiếu cầu thị không thể dẫn dắt đội nhóm phát triển được. 

Như Steve Jobs từng nói: “Nếu bạn đã làm được điều gì đó rất tốt, bạn nên đứng dậy, làm ngay những thứ khác tuyệt vời hơn. Thay vì ngồi tự mãn và tận hưởng chiến thắng, hãy nghĩ xem nên làm gì tiếp theo”. 

Có thể thấy cơ hội thăng tiến đều quyết định do chính bản thân chúng ta. Chỉ khi thật sự cố gắng, dành hết tâm huyết và có kế hoạch phát triển sự nghiệp cụ thể chắc chắn bạn sẽ được ghi nhận. Sự công nhận ấy chính là đề bạt lên vị trí quan trọng hơn, trách nhiệm nặng nề hơn. 

Trên đây là những chia sẻ cơ bản về vấn đề làm sao để thăng tiến trong công việc. Gitiho tin chắc bạn đã biết mình cần bắt đầu từ đâu và như thế nào. 

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông