Hóa đơn giá trị gia tăng là một trong những loại hóa đơn vô cùng phổ biến và quen thuộc với các kế toán viên. Tuy nhiên, hóa đơn giá tị gia tăng cũng gây ra không ít bối rối cho các kế toán viên chưa quen thuộc với loại hóa đơn này, đặc biệt là về thời điểm lập, xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Vậy, đâu là thời điểm lập, xuất hóa đơn giá trị gia tăng đúng? Có điểm gì khác nhau trong thời điểm lập, xuất các loại hóa đơn giá trị gia tăng khác nhau? Cùng theo dõi nhé!
XEM NHANH MỤC LỤC
Thời điểm lập, xuất hóa đơn giá trị gia tăng của doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Các loại hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Ví dụ: Công ty A bán hàng cho khách ngày 19/12/2021, công ty A cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng ngay trong ngày hôm đó dù khách đã thanh toán tiền hàng hay chưa thanh toán.
Xem thêm: Lưu ý quan trọng về hóa đơn GTGT kế toán cần phải biết
Ví dụ: Công ty A cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Vào ngày 20/12/2021, công ty hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Khách hàng xin thanh toán tiền vào ngày 25/12/2021. Công ty A vẫn phải lập, xuất hóa đơn giá trị gia tăng vào ngày hoàn thành là ngày 20/12/2021, dù khách hàng chưa thanh toán tiền.
Ví dụ: Công ty A cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng từ ngày 01/12/2021 đến ngày 25/12/2021. Khách hàng đã thanh toán tiền cho công ty A vào ngày 05/12/2021. Vậy, công ty A sẽ lập, xuất hóa đơn giá trị gia tăng vào ngày 05/12/2021
Ví dụ: Công ty A hoàn thành lắp đặt mạng lưới đường dẫn nước cho khách sạn M và có biên bản nghiệm thu, bàn giao vào ngày 15/02/2021. Vì vậy, ngày lập, xuất hóa đơn giá trị gia tăng cũng là ngày 15/02/2021, không quan trọng khách sạn M đã thanh toán tiền hay chưa
Ví dụ: Công ty A cung cấp dịch vụ lắp đặt mạng lưới đường dẫn nước cho khách sạn M, chia làm 3 lần bàn giao vào ngày 15, 20 và 30/12/2021. Vào mỗi ngày bàn giao, công ty A sẽ cần lập, xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho từng khối lượng công việc tương ứng vào từng ngày bàn giao.
Đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản, xây nhà để bán, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển nhượng có thể thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền theo hợp đồng thì ngày lập hóa đơn giá trị gia tăng là ngày thu tiền.
Ngày lập hóa đơn giá trị gia tăng chậm nhất không quá 7 ngày kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với dịch vụ viên thông, truyền hình.
Ví dụ: Hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông có thời hạn từ ngày 1 đến ngày 30 của tháng. Vì vậy, thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng sẽ chậm nhất không quá 7 ngày sau ngày 30 của tháng đó.
Theo điều 24, nghị định 125/2020/NĐ-CP, các mức phạt lập hóa hóa đơn giá trị gia tăng không đúng thời điểm được quy định như sau:
Khoản 1.a. Phạt cảnh cáo đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
Khoản 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này
Khoản 4.a. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1, khoản 3 Điều này;
Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp trong 14 giờ
Trên đây là thông tin chi tiết về thời điểm lập, xuất hóa đơn giá trị gia tăng ứng với từng loại hoạt động kinh doanh. Bạn hãy nắm vững để lập, xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho doanh nghiệp của mình đúng thời điểm, tránh tình trạng lập sai và bị phạt nhé!
Chúc bạn học tốt!
Khóa học liên quan