Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (Days Sales Outstanding) là gì?

Nội dung được viết bởi Thanh Hằng

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (Days Sales Outstanding - DSO) là một chỉ số ít được biết đến nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc quản lý và cải thiện dòng tiền của doanh nghiệp. Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về chỉ số này trong bài viết dưới đây nhé!

Hiểu biết sâu hơn về thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng nhờ Phân tích Báo cáo tài chính toàn tập

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng

Khái niệm

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng trong tiếng Anh là Days Sales Outstanding, viết tắt là DSO. 

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (DSO) là thước đo số ngày trung bình mà các khoản phải thu (phí khách hàng, hóa đơn, thanh toán) vẫn chưa thanh toán trước khi chúng được thu. DSO có thể được tính bằng cách lấy giá trị khoản phải thu trong một khoảng thời gian nhất định chi cho tổng giá trị doanh số bán chịu trong cùng kì và nhân kết quả với số ngày trong khoảng thời gian đó. Khoảng thời gian được sử dụng để xác định DSO có thể là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (Days Sales Outstanding) là gì?
 

DSO là một trong ba chỉ số chính được sử dụng để tính toán chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của một doanh nghiệp. Nếu DSO thấp, có nghĩa là doanh nghiệp phải mất vài ngày để thu thập các khoản bán chịu. Mặt khác, DSO cao thể hiện công ty đang bán chịu phần lớn sản phẩm của mình cho khách hàng và phải mất nhiều thời gian hơn để thu tiền. Về lâu dài, điều này sẽ dẫn đến các vấn đề về dòng tiền.

Công thức tính DSO

DSO = (Các khoản phải thu / Doanh thu bán chịu ) x Số ngày trong kì

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (Days Sales Outstanding) là gì?
 

Ví dụ

Công ty A báo cáo doanh thu bán hàng cho tháng 11 năm 2020 là 2,5 tỷ đồng, trong đó 1,5 tỷ đồng là doanh số tín dụng, và 1 tỷ đồng là doanh số bán hàng bằng tiền mặt. Số dư tài khoản phải thu vào cuối tháng là 800 triệu đồng. Có 30 ngày trong tháng 11, vì vậy chỉ số DSO cho tháng 11 của công ty A được xác định như sau:

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng = (0.8 / 1.5) x 30 = 16 (ngày)  

Với DSO là 16, Công ty A có vòng quay trung bình ngắn trong việc chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Nói chung, DSO dưới 45 ngày được coi là thấp. Tuy nhiên, để đưa ra đánh giá chuẩn xác về DSO còn phải phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và cấu trúc của từng công ty. 

Bên cạnh đó, doanh số bán hàng bằng tiền mặt không được bao gồm trong tính toán vì chúng được coi là một DSO bằng không, tức là không có thời gian chờ đợi từ ngày bán hàng cho đến khi nhận được tiền mặt.


 

Xem thêm: LÃI SUẤT VÀ DÒNG TIỀN - Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Cơ bản (Phần 1)

Ý nghĩa kinh tế của Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (DSO)

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng cao cho thấy một công ty đang gặp khó khăn khi chuyển đổi doanh số tín dụng sang tiền mặt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và cấu trúc tài chính, một công ty có vốn hóa lớn có thể không xem 60 ngày thu hồi tiền hàng tồn đọng là một vấn đề nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp quy mô nhỏ, DSO cao là một vấn đề đáng lo ngại vì nó có thể gây ra các vấn đề về dòng tiền. Các doanh nghiệp nhỏ thường dựa vào việc thu thập nhanh các khoản phải thu để thanh toán các chi phí hoạt động, chẳng hạn như tiền lương, điện nước và các chi phí khác. Do đó, nếu DSO luôn ở mức cao, công ty sẽ khó có đủ tiền mặt để thanh toán các chi phí của mình.

Mặt khác, DSO thấp sẽ thuận lợi hơn cho quy trình thu thập của công ty. Khách hàng hoặc đang thanh toán đúng hạn để được giảm giá hoặc công ty rất nghiêm ngặt về chính sách tín dụng của mình. Có một DSO thấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn chung mang lại những lợi ích đáng kể. Khả năng thu thập tín dụng nhanh làm giảm các vấn đề liên quan đến thanh toán chi phí hoạt động. Đồng thời, bất kỳ khoản tiền nào thu được có thể được tái đầu tư ngay lập tức để tăng thu nhập trong tương lai.

Giới hạn của DSO

Giống như các chỉ số đánh giá hiệu quả của một doanh nghiệp khác, DSO đi kèm với một số hạn chế mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải cân nhắc trước khi sử dụng.

Khi sử dụng DSO để so sánh dòng tiền của một số công ty, người ta nên so sánh các công ty trong cùng ngành, lý tưởng nhất là khi chúng có mô hình kinh doanh và số doanh thu tương tự nhau. Các công ty có quy mô khác nhau và thuộc các ngành khác nhau thường có điểm chuẩn DSO rất khác nhau.

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (Days Sales Outstanding) là gì?
 

Tại sao Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (DSO) là một chỉ số quan trọng

Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng là một công cụ quan trọng để đo lường tính thanh khoản cho tài sản lưu động của một công ty. Do tầm quan trọng của tiền mặt trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu của công ty là thu thập các khoản phải thu càng nhanh càng tốt. Bên cạnh đó, các nhà quản lý, nhà đầu tư và chủ nợ xem xét mức độ hiệu quả của công ty trong việc thu tiền mặt từ khách hàng. Giá trị DSO thấp hơn phản ánh tính thanh khoản cao. 

DSO cũng là một giả định quan trọng được sử dụng trong việc xây dựng các mô hình tài chính.

Xem thêm: Hướng dẫn tìm hiểu về các loại rủi ro tài chính thường gặp

Kết luận

Như vậy, Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu về Thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (DSO) về các khái niệm, công thức tính cũng như ý nghĩa của nó trong công việc kinh doanh. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư tốt hơn và sáng suốt hơn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bài viết này hoặc về bất kỳ chủ đề tài chính, kế toán nào khác hãy cho chúng mình biết trong phần bình luận bên dưới nhé! 

 

Đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích về Tài chính và Đầu tư.




0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông