Hiện nay, tất cả các kế toán viên đều được yêu cầu phải nắm rõ, ghi nhớ các tài khoản kế toán để phục vụ và đẩy nhanh công việc của mình. Bảng hệ thống tài khoản kế toán được dùng để biểu đạt các nghiệp vụ phát sinh theo từng đối tượng kế toán. Trong bài viết này, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn 4 mẹo để ghi nhớ nhanh bảng hệ thống tài khoản kế toán hiệu quả nhất!
Nếu bạn muốn thành thạo hệ thống tài khoản kế toán, đăng ký học kế toán tổng hợp với khóa sau tại Gitiho:
Bước quan trọng nhất để nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán là bạn nên học từng loại tài khoản một, sau đó mới học sang các loại tài khoản kế toán khác. Không học cùng lúc nhiều tài khoản dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ.
Ví dụ: Bạn học loại tài khoản kế toán đầu 1, bạn cần nắm rõ nó bao gồm bao nhiêu tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3, ý nghĩa, thông tin của từng cấp tài khoản. Sau đó, bạn mới chuyển sang học tài khoản 2.
Ghi nhớ bản chất của từng loại tài khoản sẽ giúp bạn nhớ nhanh và nhớ lâu hơn. Việc hiểu và nhớ bản chất các tài khoản kế toán còn giúp bạn làm việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn mỗi khi phải xử lý các tài khoản kế toán.
- Loại tài khoản kế toán đầu 1 và đầu 2: Tài khoản "Tài sản": Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, thuế GTGT được khẩu trừ, nguyên vật liệu, hàng hóa,...
- Loại tài khoản kế toán đầu 3: Tài khoản "Nợ phải trả" bao gồm các khoản tiền phải trả người bán, phải trả người lao động, các khoản thuế phải nộp, vay nợ thuê tài chính,...
- Loại tài khoản đầu 4: Tài khoản "Vốn chủ sở hữu" bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,...
- Loại tài khoản đầu 5: Tài khoản "Doanh thu" bao gồm doanh thu bán hàng, dịch vụ, thành phẩm,...
- Loại tài khoản đầu 6: Tài khoản "Chi phí sản xuất, kinh doanh" bao gồm chi phí mua hàng, chi phí sản xuất, chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý,...
- Loại tài khoản đầu 7: Tài khoản "Thu nhập khác" bao gồm thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, khoản tiền phạt thu được,....
- Loại tài khoản đầu 8: Tài khoản "Chi phí khác"
- Loại tài khoản đầu 9: Tài khoản "Xác định kết quả kinh doanh" bao gồm toàn bộ chi phí và doanh thu được tập hợp cuối kỳ
Tóm lại, mỗi khi nhắc đến:
- "Tiền, hàng hóa, tài sản" nhớ ngay đến tài khoản đầu 1 và tài khoản đầu 2
- "Nợ phải trả, tiền phải nộp" nhớ đến tài khoản đầu 3
- "Nguồn vốn chủ sở hữu" nhớ đến tài khoản đầu 4
- "Doanh thu" nhớ đến tài khoản đầu 5 và tài khoản đầu 7
- "Chi phí" nhớ ngay đến tài khoản đầu 6 và tài khoản đầu 8
-"Tập hợp chi phí, doanh thu cuối kì" nhớ đến tài khoản đầu 9
Mẹo:
- Tài khoản "Tài săn" bao gồm tài khoản đầu 1,2,6,8
- Tài khoản "Nguồn vốn" bao gồm tài khoản 3,4,5,7
Đối với tài khoản "Tài sản" đầu 1,2,6,8, bạn thực hiện định khoản kế toán theo quy tắc sau đây:
- Phát sinh tăng: Ghi bên Nợ
- Phát sinh giảm: Ghi bên Có
Đối với tài khoản "Tài sản" đầu 1,2,6,8, bạn định khoản kế toán tài sản theo nguyên tắc sau đây:
- Phát sinh tăng: Ghi bên Có
- Phát sinh giảm: Ghi bên Nợ
- Điều quan trọng nhất để định khoản kế toán tài sản chính xác và tốt nhất là bạn phải xác định đúng đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Bên Nợ ghi trước, bên Có ghi sau, ghi hết bên Nợ rồi sang bên Có
- Ghi riêng nhiệm vụ biến động tăng 1 bên và nghiệp vụ biến động giảm 1 bên
- Dòng ghi Nợ và dòng ghi Có phải so le nhau
- Tổng giá trị bằng tiền bên Nợ phải bằng tổng giá trị bằng tiền bên Có
Trong bài viết trên, Gitiho đã giới thiệu đến bạn 4 mẹo hữu ích để ghi nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất. Hy vọng bạn áp dụng thành công cho công việc của mình và đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết hữu ích về nghiệp vụ chuyên ngành kế toán cũng như tin học văn phòng nhé!
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!