Tìm hiểu về danh mục đầu tư tối ưu cho người mới bắt đầu

Nội dung được viết bởi Thanh Hằng

Khi bạn có ý định đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cần cân nhắc đến việc giảm thiểu mức độ rủi ro cũng như làm tăng lợi nhuận. Vì vậy, danh mục đầu tư tối ưu (hay còn gọi là tối ưu hóa danh mục đầu tư) là một phương pháp cần thiết giúp mỗi nhà đầu tư sẽ quyết định mức độ rủi ro mà họ có thể kiểm soát và sau đó phân bổ các danh mục đầu tư theo quyết định đầu tư của mình.

Phân tích Báo cáo tài chính toàn tập

Danh mục đầu tư tối ưu là gì?

Danh mục đầu tư là sự phân bổ tài sản, hay nói cách khác là một nhóm các sự lựa chọn đầu tư của một nhà đầu tư. Danh mục đầu tư tối ưu là một danh mục đầu tư tốt nhất mang lại tỷ suất sinh lợi cao nhất cho mỗi đơn vị rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận. Ngoài ra, danh mục đầu tư tốt nhất cho một nhà đầu tư phụ thuộc vào các tùy chọn khác nhau như mức độ rủi ro, tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng và các chi phí khác, vv… 

Ngoài ra, danh mục đầu tư tối ưu được cho là danh mục đầu tư có tỷ lệ Sharpe - đo lường số lợi nhuận được tạo ra trên mỗi đơn vị rủi ro khi đầu tư vào một tài sản hoặc một hình thức đầu tư nào khác.Tối ưu hóa danh mục đầu tư dựa trên Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (MPT). Lý thuyết này dựa trên nguyên tắc rằng các nhà đầu tư muốn lợi nhuận cao nhất với rủi ro thấp nhất. Để đạt được điều này, các tài sản trong danh mục đầu tư nên được lựa chọn sau khi xem xét hệ số tương quan giữa chúng như thế nào so với nhau (các loại tài sản nên có mối tương quan thấp). Bất kỳ danh mục đầu tư tối ưu nào dựa trên lý thuyết (MTP) đều nên được đa dạng hóa tốt để tránh sự cố khi một tài sản hoặc loại tài sản cụ thể hoạt động kém hiệu quả.

Tìm hiểu về danh mục đầu tư tối ưu cho người mới bắt đầu
 

Xem thêm: Kiến thức cơ bản về chiến lược đầu tư cho doanh nghiệp

Quy trình của danh mục đầu tư tối ưu

Đa dạng hóa tài sản trong một danh mục đầu tư tối ưu là một quá trình gồm hai phần:

  • Chọn các loại nhóm tài sản: Người quản lý danh mục đầu tư đầu tiên chọn các loại tài sản mà họ muốn phân bổ vốn, sau đó họ quyết định tỷ trọng của từng loại tài sản đó. Nhóm tài sản thông thường bao gồm Cổ phiếu, Trái phiếu, Vàng và Bất động sản.
  • Lựa chọn chi tiết tài sản trong danh mục đầu tư - Sau khi quyết định các loại tài sản sẽ đầu tư, người quản lý sẽ quyết định số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu cụ thể mà cô ấy muốn đưa vào danh mục đầu tư. Khi đó, đường biên hiệu quả sẽ được thể hiện trên biểu đồ mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận của một danh mục đầu tư hiệu quả. Mỗi điểm trên đường cong này đại diện cho một danh mục đầu tư hiệu quả.

Ưu điểm của danh mục đầu tư tối ưu

Dưới đây là một số ưu điểm chính của việc tối ưu hóa danh mục đầu tư:

  • Tối đa hóa lợi nhuận: Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của việc tối ưu hóa danh mục đầu tư là tối đa hóa lợi nhuận trên một mức rủi ro nhất định. Điều này được thể hiện thông qua biểu đồ đường biên hiệu quả. Danh mục đầu tư tốt nhất sẽ là danh mục mang lại lợi nhuận kỳ vọng cao nhất cho một mức rủi ro hoặc có mức rủi ro thấp nhất cho một khoản lợi nhuận cố định. Vì vậy các nhà đầu tư theo đuổi quá trình tối ưu hóa danh mục đầu tư thường có khả năng đạt được lợi nhuận cao trên mỗi đơn vị rủi ro cho các nhà đầu tư của họ.
  • Đa dạng hóa: Danh mục đầu tư tối ưu cũng được đa dạng hóa để loại bỏ rủi ro phi hệ thống hoặc rủi ro về giá. Sự đa dạng hóa giúp bảo vệ các nhà đầu tư khỏi sự sụt giảm giá trị đầu tư trong trường hợp một tài sản hoạt động kém hiệu quả, sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ danh mục đầu tư.
  • Xác định cơ hội thị trường: Những người quản lý danh mục đầu tư thường sẽ thực hiện nhiều nghiên cứu và theo dõi rất nhiều dữ liệu thị trường. Điều này có thể giúp họ xác định các cơ hội trên thị trường và tận dụng tối đa các cơ hội đó để tăng lợi nhuận cho khách hàng hoặc các nhà đầu tư của họ.

Hạn chế của danh mục đầu tư tối ưu

Một số hạn chế của danh mục đầu tư tối ưu:

  • Thị trường không có ma sát: Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, dựa trên khái niệm tối ưu hóa danh mục đầu tư, đưa ra những giả định nhất định để chứng minh lý thuyết đó đúng. Một trong những giả định là thị trường không có ma sát, tức là không có chi phí giao dịch, ràng buộc, v.v.. Trong thực tế, điều này thường được thấy là không đúng. Có những mâu thuẫn về chi phí trên thị trường, và giả định này làm cho việc áp dụng lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại trở nên phức tạp.
  • Phân phối chuẩn: Một giả định khác theo lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại là lợi nhuận được phân phối bình thường. Nó bỏ qua các khái niệm khi sử dụng dữ liệu làm nguồn đầu vào như độ lệch, độ nhọn. Tuy nhiên, người ta thường thấy rằng lợi nhuận lại có thể bị sai lệch, gây ra sự khó khăn trong việc áp dụng lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại.
  • Hệ số động học: Là hệ số được sử dụng trong dữ liệu để tối ưu hóa danh mục đầu tư, chẳng hạn như hệ số tương quan và có thể thay đổi khi tình hình trong thị trường thay đổi. Giả định rằng các hệ số này giữ nguyên có thể không đúng trong mọi trường hợp.
  • Luôn có nguy cơ đa dạng hóa tài sản quá mức sẽ dẫn đến mất lợi nhuận biên kỳ vọng nhiều hơn khoản lợi ích cận biên của rủi ro giảm. Điều này cuối cùng sẽ làm xói mòn lợi ích của nhà đầu tư về tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tư  

Các ví dụ về danh mục đầu tư tối ưu

Hãy cùng xem một số ví dụ thực tế về tối ưu hóa danh mục đầu tư để hiểu rõ hơn về danh mục đầu tư tối ưu.

Ví dụ 1

Nếu chúng ta lấy một ví dụ về Apple và Microsoft dựa trên lợi nhuận hàng tháng của họ trong năm 2018, biểu đồ sau đây cho thấy đường biên hiệu quả cho danh mục đầu tư chỉ bao gồm hai cổ phiếu sau:

Tìm hiểu về danh mục đầu tư tối ưu cho người mới bắt đầu

Trục X là độ lệch chuẩn và trục y là lợi tức danh mục đầu tư đối với mức độ rủi ro. Nếu chúng ta kết hợp danh mục đầu tư này với một tài sản phi rủi ro, thì điểm trên biểu đồ này mà tỷ lệ Sharpe được tối đa hóa sẽ đại diện cho danh mục đầu tư tối ưu. Vì vậy, tỷ lệ Sharpe cao nhất khi đường phân bổ vốn tiếp tuyến với đường biên hiệu quả. Đó chính là danh mục đầu tư tối ưu. 

Xem thêm: Hướng dẫn tìm hiểu về các loại rủi ro tài chính thường gặp

Ví dụ 2

Giả sử chúng ta muốn kết hợp một danh mục đầu tư rủi ro chỉ có cổ phiếu (A và B) và một tài sản phi rủi ro với tỷ suất sinh lợi nhuận là 1%. Chúng ta sẽ vẽ đường biên hiệu quả dựa trên dữ liệu doanh thu của các cổ phiếu này. Sau đó đường thẳng của danh mục đầu tư tối ưu bắt đầu từ điểm 1,5 trên trục Y và tiếp tuyến với đường biên hiệu quả này.

Tìm hiểu về danh mục đầu tư tối ưu cho người mới bắt đầu
 

Trục X biểu thị cho Độ lệch chuẩn và trục Y biểu thị lợi nhuận của danh mục đầu tư. Một nhà đầu tư muốn chấp nhận ít rủi ro hơn có thể di chuyển về phía bên trái của điểm này. Ngược lại, các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao sẽ di chuyển sang bên phải của điểm này. Một nhà đầu tư không muốn chấp nhận bất kỳ rủi ro nào sẽ chỉ đầu tư tất cả số tiền vào tài sản phi rủi ro, nhưng đồng thời, lợi nhuận danh mục đầu tư của họ sẽ bị giới hạn chỉ ở mức 1%. Như vậy, danh mục đầu tư tối ưu chính là tiếp điểm giữa đường thẳng và đường biên hiệu quả. 

Xem thêm: Các bước phân tích hiệu quả Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp

Kết luận

Danh mục đầu tư tối ưu tốt cho những nhà đầu tư muốn tối đa hóa sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro vì quá trình này được nhắm đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho mỗi đơn vị rủi ro bổ sung trong danh mục đầu tư. Tỷ lệ tài sản rủi ro so với tài sản phi rủi ro đều phụ thuộc vào mức độ rủi ro mà nhà đầu tư muốn chấp nhận. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về danh mục đầu tư trong tài chính giúp bạn có thêm kiến thức trước khi đầu tư!

Đừng ngại ngần theo dõi các bài viết khác trên Gitiho.com để trang bị thêm cho mình những kiến thức về tài chính nhé!

Bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhà đầu tư hay các chuyên gia tài chính,... nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và xây dựng mô hình Tài chính? 

Bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian nghiền ngẫm, hay phải bỏ một số tiền lớn để trả cho những chuyên gia phân tích báo cáo tài chính thuê ngoài. Hãy Đăng ký tham gia và Học thử để trải nghiệm nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông