Trợ cấp thai sản: Quyền lợi và cách tính trợ cấp thai sản 2022

Nội dung được viết bởi Lực td

Khi sinh con, người lao động cũng được hưởng chế độ thai sản. Vậy quyền lợi người lao động được nhận từ trợ cấp thai sản là gì? Cách tính trợ cấp thai sản chuẩn nhất như thế nào? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khóa học Kỹ năng nghề Hành chính Nhân sự tổng hợp A-Z

Đối tượng được hưởng chế độ thai sản

Theo Điều 30 , Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định, các đối tượng được hưởng trợ cấp thai sản bao gồm:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. 
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động từ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Công nhân quốc phòng, công an, người làm công tác trong tổ chức cơ yếu.
  • Người làm việc trong Lực lượng vũ trang: Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
  • Người quản lý danh nghiệp, người điều hành hợp tác xã có lương.

Xem thêm: Ai được tăng lương hưu, trợ cấp tháng, bảo hiểm xã hội từ năm 2022?

Điều kiện được hưởng chế độ thai sản

Theo Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã chỉ rõ, để được hưởng chế độ thai sản, người lao động cần đáp ứng một số điều kiện sau, cụ thể là:

  • Người lao động là nữ mang thai.
  • Người lao động nữ sinh con.
  • Người lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
  • Người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi.
  • Người lao động nữ có sử dụng biện pháp triệu sản, đặt vòng để tránh thai.
  • Người lao động nam đang đóng bảo hiểm có vợ sinh con.

Ngoài ra, người lao động nữ sinh con, mang thai hộ và nhận nuôi con dưới 06 tháng cần đáp ứng điều kiện sau: Phải đóng bảo hiểm xã hiểm từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con.

Người lao động nữ khi sinh con cần phải đóng đủ bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên. Nếu người lao động nữ trong lúc mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai hoặc chữa bệnh theo chỉ định của cơ sở y tế, thì cần phải đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động nếu chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 06 tháng thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Thời gian được hưởng chế độ thai sản

Thời gian hưởng trợ cấp thai sản khi khám thai

Theo điều 32, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định trong thời điểm mang thai, người lao động nữ được phép nghỉ việc cho nhu cầu khám thai 05 lần, mỗi lần được tính là 01 ngày. Trong trường hợp di chuyển tới cơ sở khám bệnh quá xa, người lao động nữ có bệnh lý hoặc thai nhi không khỏe mạnh thì được tính là 02 ngày.

Thời gian nghỉ việc ở trên tính theo ngày làm việc và không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ hàng tuần.

Thời gian hưởng trợ cấp trong trường hợp sẩy thai, hủy thai hoặc phá thai bệnh lý

Với trường hợp người lao động nữ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết hoặc phá thai theo bệnh lý thì được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc như sau:

  • Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
  • Nghỉ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
  • Nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
  • Nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ việc được hưởng trợ cấp thai sản nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và nghỉ hằng tuần.

Thời gian hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con

Theo Điều 34. Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định, lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc (được hưởng chế độ thai sản) trong 06 tháng. Nếu người lao động nữ sinh đôi trở lên thì cứ từ em bé thứ hai trở đi, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

chế độ thai sản

Người lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con cũng có thời gian nghỉ việc như sau:

  • 05 ngày làm việc.
  • 07 ngày làm việc nếu vợ sinh theo phương pháp phẫu thuật hoặc sinh dưới 32 tuần tuổi.
  • Nếu vợ sinh đôi đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, sinh ba trở lên thì thêm mỗi con là được nghỉ thêm 03 ngày.
  • Nếu vợ sinh đôi theo phương pháp phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ của người lao động nam được tính trong khoảng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con. Tuy nhiên, thời gian nghỉ này không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc nghỉ hàng tuần.

Cách tính chế độ thai sản 2022

Trợ cấp một lần khi sinh con

Theo Điều 38, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định người lao động nữ khi sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 mức lương cơ sở tại tháng người lao động nữ sinh con/nhận nuôi.

Trong đó mức lương cơ sở năm 2022 vẫn giữ nguyên như năm 2020 và 2021 với giá trị là: 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy mức trợ cấp một lần khi sinh con năm 2022 là:

1.490.000 x 2 = 2.980.000 đồng.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa lương cơ sở và lương tối thiểu vùng

Mức hưởng chế độ thai sản

Theo Điều 39, Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định, người lao động có mức hưởng chế độ thai sản một tháng như sau:

“Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của  06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”

chế độ thai sản 2

Lưu ý: nếu người lao động chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản sẽ bằng mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng đủ bảo hiểm xã hội.

Để hiểu hơn về cách tính mức hưởng trợ cấp thai sản, bạn có thể nhìn qua ví dụ dưới đây:

  • Chị A đã đóng đủ bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021 với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 05 triệu đồng/tháng.
  • Từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2022 chị đóng bảo hiểm xã hội với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 06 triệu đồng/tháng.
  • Đến tháng 04/2022 thì chị A nghỉ sinh con.

Như vậy, mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc để sinh con của Chị A là 5.5 triệu đồng/tháng. Đây sẽ là mức hưởng chế độ thai sản của Chị A khi sinh con. Theo thời gian nghỉ sinh con đã nêu trên là 06 tháng, vì vậy mức trợ cấp thai sản của Chị A sẽ là:

5.500.000 x 6 tháng = 33.000.000 đồng

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Theo Điều 41, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định người lao động nữ trong khoảng thời gian 30 ngày quay lại làm việc sau khi nghỉ thai sản, nếu sức khỏe vẫn chưa ổn định sẽ được nghỉ dưỡng sức từ 05 đến 10 ngày. Thời gian nghỉ dưỡng này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hàng tuần. Cụ thể về ngày nghỉ như sau:

  • Nghỉ tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên.
  • Nghỉ tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
  • Nghỉ tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ của người lao động nữ sau thai sản sẽ bằng 30% mức lương cơ sở (lương cơ sở 2022 bằng 1.490.000 đồng/tháng). Vì vậy, mức hưởng này có giá trị là:

1.490.000 x 30% = 447.000 đồng/ngày.

Ví dụ Chị A sau khi nghỉ thai sản vẫn chưa phục hồi sức khỏe (Chị A nghỉ tối đa 10 ngày vì sinh 2 con) thì sẽ có mức hưởng chế độ dưỡng sức là: 447.000 x 10 ngày = 4.470.000 đồng.

Tổng kết

Bài viết trên là tổng hợp những thông tin về chế độ thai sản mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để tránh mất quyền lợi của mình. Cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông