Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán quốc tế

Nội dung được viết bởi Lê Nguyễn Nhật Phương

"Bất khả kháng" là một cụm từ được nhắc đến rất nhiều kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát bởi vì việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ và ảnh hưởng đến các hợp đồng đã ký kết, dẫn đến việc vi phạm hợp đồng và tranh chấp giữa các bên đối tác. Vậy Covid - 19 có được coi là một sự kiện bất khả kháng hay không và các công ty có được miễn trách nhiệm bồi thường vi phạm hợp đồng hay không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán

quốc tế

Trường hợp bất khả kháng là gì?

“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” (khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015). Như vậy, có thể hiểu "Bất khả kháng" là sự kiện xảy ra do nguyên nhân khách quan như nguyên nhân tự nhiên sóng thần, động đất, thiên tai, dịch bệnh…, nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người, mặc dù đã nhanh chóng tìm giải pháp nhưng không thể khắc phục.

Xem thêm: Hướng dẫn các bước làm thủ tục Hải quan hàng hóa nhập khẩu

Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán quốc tế

- Các hiện tượng thiên nhiên: Mưa, bão, lũ, hảo hoãn, núi lửa, sóng thần,...

- Các sự kiện xã hội như: Chiến tranh, đình công, cấm vận, chính sách của Chính phủ

- Trong hợp đồng, hai bên có thể thảo luận về các trường hợp bất khả kháng khác như: Thiếu nguyên liệu, mất điện, thiếu nhân công,...

Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán quốc tế

Đặc điểm của sự kiện bất khả kháng

- Sự kiện xảy ra sau khi kí hợp đồng

- Sự kiện xảy ra không do lỗi của các bên đối tác

- Sự kiện khách quan không thể lường trước được của các bên kí hợp đồng

Kết quả của sự kiện bất khả kháng

Các bên kí hợp đồng sẽ được hưởng các quyền sau khi có sự kiện bất khả kháng:

- Khi sự kiện bất khả kháng xảy ra, trách nhiệm thực hiện hợp đồng đúng và đầy đủ của hai bên xuất nhập khẩu sẽ được miễn 

- Thời hạn thực hiện hợp đồng được kéo dài nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ do sự kiện bất khả kháng.

- Các bên có thể bàn bạc chấm dứt hợp đồng nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng cho hai bên.

Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán quốc tế

Xem thêm: Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu

Điều kiện để được miễn trách nhiệm khi sự kiện bất khả kháng xảy ra 

- Ngay khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên vi phạm phải thông báo ngay cho bên đối tác bằng văn bản về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.

- Bên vi phạm phải thực hiện chứng minh các yếu tố sau để được miễn trách nhiệm:

+ Chứng minh tồn tại điều kiện bất khả kháng

+ Chứng minh sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng.

+ Chứng minh đã sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết, kịp thời trong khả năng của doanh nghiệp nhưng không thể khắc phục.

- Trong trường hợp nếu như trong hợp đồng không quy định về bất khả kháng, hai bên đối tác có thể dựa vào "điểm b khoản 1 Điều 294 (Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm)" của Luật Thương mại khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Một số ví dụ về trường hợp bất khả kháng

1. Doanh nghiệp ở Việt Nam bán gạo cho doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên khi tàu biển của người mua gần đến cảng xếp hàng thì Thủ tướng Việt Nam ban hành chỉ thị dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực do đại dịch Covid - 19 vì vậy người bán không thể giao hàng cho người mua như trong hợp đồng. Hai bên tranh chấp nhau vì người mua mong muốn được miễn trách nhiệm do đây là một sự kiện bất khả kháng, tuy nhiên với người mua hàng đã phải trả chi phsi thuê tàu biển và tàu cũng sắp đến cảng xếp hàng nên yêu cầu bên bán phải chịu một phần trách nhiệm.

2. Một doanh nghiệp chứng minh trường hợp bất khả kháng không thể giao hàng đúng thời hạn vì công nhân nghỉ việc do phải cách ly. Tuy nhiên, lý do đó vẫn chưa đủ để xếp trường hợp này là bất khả kháng. Công ty đó phải chứng minh được thêm là đã sử dụng những biện pháp khác như thuê công ty ngoài, thuê thêm người nhưng không thể khắc phục sự kiện chậm trễ này mới được miễn trách nhiệm do bất khả kháng.

Xem thêm: Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?

Kết luận

Qua bài viết trên, Gitiho đã cùng bạn tìm hiểu bất khả kháng trong hợp đồng mua bán quốc tế là gì, những trường hợp được miễn trách nhiệm và cách giải quyết khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra! Hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công cho công việc của mình và đừng quên theo dõi chúng mình để xem thêm các bài viết bổ ích khác nhé!

Nhận tư vấn và đăng ký khóa học ở đây.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông