Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mỗi người chính là tư duy phát triển, nó phản ánh cách con người nhìn nhận vấn đề, đối mặt và xử lý vấn đề. Khi gặp khó khăn, họ không bỏ cuộc, thấy “cơ trong nguy” và luôn tiến về phía trước.
Vậy tư duy phát triển là gì và làm thế nào để thúc đẩy tư duy này cho đội ngũ nhân sự? Cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Tư duy phát triển (Growth Mindset) hay còn gọi là tư duy cải tiến, nhằm nói đến khả năng của một người không phải tự nhiên sinh ra đã có mà nó được hình thành, phát triển thông qua quá trình học hỏi, nỗ lực và kiên trì.
Không những thế, nó thể hiện thái độ cầu tiến của một người trước những vấn đề trong công việc, cuộc sống và không ngại đối mặt với những thử thách. Đặc biệt cách họ xử lý vấn đề, vượt qua thất bại và tìm ra giải pháp.
Thuật ngữ tư duy phát triển được đặt ra bởi nhà tâm lý học người Mỹ, Giáo sư Carol Dweck trong cuốn sách Mindset: The New Psychology of Success. Giáo sư đã giải thích rằng:
“Tư duy phát triển dựa trên niềm tin rằng khả năng của bạn là thứ mà bạn có thể nâng cấp thông qua quá trình nỗ lực. Mặc dù mọi người khác nhau về tài năng, trình độ nhưng ai cũng có thể thay đổi và phát triển bằng cách thử nghiệm nhiều lần và rèn luyện, thực hành”.
Để hình thành tư duy cải tiến không có cách nào khác ngoài học tập. Bằng cách học hỏi những kiến thức mới mỗi ngày, học từ những sai lầm, học từ người khác, nhân viên sẽ dần hình thành được tư duy này. Đặc biệt tại nơi làm việc, nếu đội ngũ nhân sự có tư duy phát triển thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của toàn công ty.
Một số ví dụ về tư duy cải tiến trong tổ chức bao gồm:
Thay vì nản lòng, chán nản trước những lời chỉ trích thì nhân viên lại có động lực cố gắng để cải thiện các kỹ năng của họ.
Các nhà quản lý hướng dẫn cho nhân viên kỹ năng tư duy phản biện để giúp họ tự tin và sẵn sàng giải quyết vấn đề trong công việc cũng như cuộc sống.
Nhân viên không ngại thử thách, khó khăn để tìm ra những cách làm mới nhằm thay thế cho những giải pháp cũ không hiệu quả.
Đội ngũ nhân sự hiểu rằng thất bại trong công việc có thể xảy ra nhưng không để điều đó cản trở công việc.
Xem thêm: Kỹ năng tư duy – Bí kíp để thành công vượt bậc, thăng tiến không ngừng
Tư duy phát triển và tư duy cố định là hai khái niệm liên quan đến cách mà con người tiếp nhận và xử lý thông tin, ý tưởng và vấn đề. Cả hai tư duy này có sự khác biệt cơ bản về cách thức hoạt động và khả năng thích ứng với môi trường và thay đổi.
Tư duy cố định
Tư duy phát triển
Tư duy cải tiến và tư duy cố định có ảnh hưởng rất lớn đến cách chúng ta đối diện với cuộc sống, công việc và học tập. Tư duy phát triển giúp con người dám thử thách, học hỏi từ sai lầm và tiến bộ theo thời gian.
Ngược lại, tư duy cố định khiến người ta dễ tự giới hạn, không dám đối mặt với thử thách mới và nhận thức hạn chế về bản thân. Tuy nhiên, quan trọng là bạn phải hiểu rằng tư duy không phải là một đặc điểm được định sẵn cho tới cuối đời. Chúng ta có thể thay đổi và phát triển tư duy từ cố định sang phát triển thông qua việc nhận thức và tích cực học tập liên tục.
Tại nơi làm việc, sở hữu đội ngũ nhân sự có tư duy cải tiến hơn là tư duy cố định giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu của mình một cách dễ dàng và hơn thế nữa.
Có thể kể đến một số lợi ích như:
Khám phá tiềm năng của bản thân: Tư duy phát triển giúp con người nhận ra và khám phá tiềm năng của bản thân. Thay vì xem năng lực và khả năng là cố định, tư duy cải tiến khuyến khích họ tin rằng bản thân có thể phát triển và hoàn thiện qua nỗ lực và học hỏi.
Giải quyết vấn đề tốt hơn: Những người có tư duy phát triển có nhiều khả năng coi các vấn đề là thách thức mà qua đó họ sẽ học hỏi được điều gì đó.
Tăng tính sáng tạo của nhân viên: Tư duy cải tiến khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Khi con người tin rằng họ có thể cải tiến và tạo ra những ý tưởng mới, họ sẽ dám thử những giải pháp mới mẻ và đột phá trong công việc và cuộc sống.
Nhân viên có niềm tin mạnh mẽ vào đồng nghiệp: Những người có tư duy bảo thủ là những người tin rằng khả năng của họ đều được định sẵn nên có khả năng họ sẽ coi đồng nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ tư duy cố định sẽ có niềm tin hạn chế hơn. Ngược lại ở những nơi mà nhân viên có tư duy phát triển, nhân viên có xu hướng tin tưởng vào đồng nghiệp của mình.
Tư duy phát triển mang lại nhiều lợi ích cho nhân viên cũng như sự tăng trưởng của một doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức nên hành động để thúc đẩy hơn nữa tư duy này cho nhân viên của mình. Có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây để hình thành tư duy cải tiến trong tổ chức của bạn:
Tổ chức nên đầu tư vào các chương trình đào tạo, khóa học và tài liệu giáo dục để nhân viên có cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng mới. Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất công việc của họ mà còn thúc đẩy sự sẵn lòng học hỏi và nâng cao năng lực chuyên môn.
Xem thêm: Xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
Thomas Edison, khi nói về việc ông đã phát minh ra bóng đèn như thế nào, ông đã có câu nói rất nổi tiếng “Tôi không thất bại, tôi đã tìm ra hơn 9000 cách không hiệu quả”. Điều ông ấy muốn truyền tải là thất bại nhiều lần như thế đã đưa ông ấy đến với thành công. Nếu như không thử đi thử lại nhiều lần, chấp nhận rủi ro, luôn đổi mới và sáng tạo thì sẽ không có phát minh vĩ đại là chiếc bóng đề thay đổi cuộc sống của nhân loại.
Vì vậy thất bại không có gì quá đáng sợ. Lãnh đạo nên tạo môi trường thoải mái cho nhân viên thử thách bản thân, tham gia vào những dự án mới, và chấp nhận thất bại là một phần tự nhiên của quá trình học tập và phát triển. Các lỗi và sai sót cần được coi là cơ hội học hỏi, không phải là sự trừng phạt.
Tổ chức nên khuyến khích nhân viên thể hiện ý tưởng sáng tạo, đề xuất cải tiến và giải pháp mới. Đồng thời, tạo ra môi trường thân thiện với việc thử nghiệm những ý tưởng mới, và tôn trọng những góp ý đóng góp vào sự phát triển tổ chức.
Khuyến khích nhân viên không đồng thuận với ý kiến đại chúng mà tìm hiểu, đánh giá và xây dựng quan điểm riêng của mình. Điều này giúp họ phát triển tư duy riêng, độc lập và sáng tạo hơn.
Tạo cơ hội để nhân viên thể hiện ý kiến và tham gia vào quyết định quan trọng của tổ chức. Khi nhân sự có cảm giác được lắng nghe và đóng góp ý kiến, họ cảm thấy trân trọng và đồng thời tạo ra môi trường thúc đẩy tư duy cải tiến.
Nhìn chung, tư duy phát triển không chỉ là một ưu thế cá nhân mà còn góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của tổ chức. Việc thúc đẩy tư duy cải tiến cho nhân viên giúp họ tự tin và tập trung vào việc học hỏi và cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo và đổi mới trong công việc, cũng như đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Để rèn luyện tư duy phát triển, bạn có thể tham khảo khóa học Tư duy phản biện - Giải quyết tận gốc mọi vấn đề. Khóa học sẽ giúp bạn biết cách lập luận, giải thích và giải quyết, gợi mở vấn đề tìm ra giải pháp mới thông qua việc phản biện.
Một doanh nghiệp chú trọng vào phát triển tư duy của nhân viên chắc chắn sẽ đạt được những thành công và mục tiêu kinh doanh của mình trong tương lai. Bởi khác với nhân viên có tư duy cố định, nhân viên có tư duy phát triển sẽ không ngừng học tập và cải thiện các khả năng của họ thông qua sự nỗ lực và vượt lên những thất bại.