Đoàn Lê Thùy Dương
Đoàn Lê Thùy Dương
Thảo luận 5 thảo luận
Vỗ tay 0 vỗ tay
Lượt xem 195 lượt xem

Hiện tại do thời gian dịch bệnh khó khăn cty tôi muốn cơ cấu lại tổ chức

Hiện tại do thời gian dịch bệnh khó khăn, cty tôi muốn cơ cấu lại tổ chức và muốn cắt giảm vị trí có mức lương cao. Vậy theo luật công ty tôi làm làm những thủ tục gì để có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động mà không phạm luật.
Thảo luận 5 câu trả lời
Lượt xem 195 lượt xem
Vỗ tay vỗ tay
Đoàn Lê Thùy Dương 12:09 - Sep 17, 2021

Thu hẹp SXKD:
Việc NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu được quy định cụ thể tại Điều 36, 42 Bộ luật lao động 2019

Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:

a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mi thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 Phương án sử dụng lao động

Các bước mà người sử dụng lao động phải thực hiện:
Bước 1: Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động có sự tham gia của Công đoàn cơ sở với các nội dung sau: (Đ44 Bộ luật Lao động)
1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;

b) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;

c) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;

đ) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Bước 2: Trao đổi với đại diện tập thể lao động tại cơ sở .

Bước 3: Gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh (Sở Lao động- Thương binh và xã hội) trước 30 ngày về việc cắt giảm lao động

Nội dung thông báo bao gồm:
Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;

  • Tổng số lao động; số lao động phải thôi việc;
  • Lý do người lao động thôi việc;
  • Thời điểm người lao động thôi việc;
  • Số tiền phải chi trả trợ cấp mất việc làm.

Bước 4: Ra quyết định cho thôi việc gửi tới người lao động sau khi đã đủ thời hạn thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lí nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Bước 5: Trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định. (Chỉ trả trợ cấp mất việc làm)








Vỗ tay vỗ tay
Đoàn Lê Thùy Dương 13:09 - Sep 17, 2021
Mình mới làm công tác nhân sự. Bên mình sắp có nhân viên nghỉ sinh con. Vậy không biết mình phải những thủ tục gì nhỉ. 
Vỗ tay vỗ tay
Đoàn Lê Thùy Dương 15:09 - Sep 17, 2021
cám ơn cô giáo, nếu như bên mình chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, thì nên làm thế nào, hay chỉ báo cáo Sở thương binh lao động xã hội, có cần phải sở TBLD xã hội đồng ý ko về việc cho nhân viên nghỉ không hay chỉ cần thông báo?
Vỗ tay vỗ tay
Đoàn Lê Thùy Dương 10:09 - Sep 18, 2021

@Giang Lại: Bạn xem đơn của người lao động xin nghỉ thai sản bắt đầu từ ngày nào trong tháng (điều này để xem xét thời gian báo giảm thai sản cho NLĐ). Theo Khoản 6, Điều 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định: "6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.".

1. Báo giảm thai sản cho NLĐ

2. Sau khi NLĐ sinh, báo người LĐ gửi giấy tờ sau đây để làm thanh toán chế độ thai sản:

-01 bản sao Giấy khai sinh/chứng sinh của con

-Giấy xác nhận phẫu thuật hoặc giấy ra viện đối với trường hợp phải phẫu thuật.

3. Bạn hoàn thiện hồ sơ thanh toán chế độ thai sản cho NLĐ

-Mẫu 01B-HSB Danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản (Quyết định số 166/QĐ - BHXH),

- Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh bản sao công chứng;

- Giấy xác nhận phẫu thuật hoặc giấy ra viện đối với trường hợp phải phẫu thuật.

Lưu ý:  Thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản

- Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

- Đơn vị trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.

=> Tức là trong vòng 55 ngày kể từ ngày NLĐ đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan BHXH, quá hạn sẽ không được giải quyết.

Vỗ tay vỗ tay
Đoàn Lê Thùy Dương 07:09 - Sep 20, 2021

@Đoàn Lê Thùy Dương: Bạn liên hệ với Công đoàn quận chứ không phải Sở lao động bạn ạ. Làm thủ tục đăng ký họ sẽ hướng dẫn từ A tới Z.

Vỗ tay vỗ tay
Câu hỏi liên quan
© 2020 - Bản quyền của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông