Cô ơi cho e hỏi về các khoản trợ cấp tính và không tính đóng BHXH với ạ. Em đang cần tìm hiểu về phần này. Em cảm ơn nhiều ạ!
Hi Hà,
Các khoản phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên, gồm:
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động. Ví du: Phụ cấp chức vụ, chức danh, Phụ cấp trách nhiệm, Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Phụ cấp thâm niên, Phụ cấp khu vực, Phụ cấp lưu động, Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự...
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
- Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2021
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi sau:
- Tiền thưởng có được căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Cô ơi cho em hỏi với, Bảng lương thực tế em đang làm ở công ty, các khoản trợ cấp xăng xe, trợ cấp nhà ở , trợ cấp điện thoại em không tính đóng bảo hiểm và các khoản này hàng tháng là cố định. Em làm như vậy có bị rủi ro khi bị thanh tra không ạ, và khoản phụ cấp chuyên cần thì em ghi rõ trong quy định là nếu đi làm đủ công thì sẽ hưởng 300k. Nếu nghỉ 1 ngày sẽ tính nghỉ phép, nghỉ 2 ngày trừ 150k, nghỉ 3 ngày thì không có chuyên cần và khoản chuyên cần này em cũng không tính đóng bảo hiểm xã hội , em ghi điều kiện hưởng chuyên cần như vậy đã phù hợp với khoản không đóng bảo hiểm chưa ạ, và các khoản trợ cấp em không đóng bảo hiểm trên thì làm như thế nào cho hợp lý hợp lệ với quy định của luật ạ, Mong cô giải đáp. Em cảm ơn cô
Trợ cấp nhà ở có quy định riêng, tính 15% chưa bao gồm tiền thuê nhà nên em phải xem lại tên gọi của khoản này nhé. Tiền thuê nhà DN trả thay nhân viên sẽ phải chia ra phần có đóng thuế và phần khong đóng. Trợ cấp đt và xăng xe thì ok không sao em nhé, nằm trong chính sách của công ty là được, Tuy nhiên xăng xe lại phụ thuộc tính chất công việc phải phục vụ cho mục tiêu sản xuất KD chứ không phải cả công ty được tiền xăng xe nhé.
Phụ cấp chuyên cần cần có điều kiện còn nếu em cố định 300k/tháng là dễ bị quy đổi vào khoản cố định. Chuyên cần là 1 khoản thù lao trả cho người lao động bị tính vào thu nhập rồi.
Em nên theo đúng tên gọi của các khoản không phải đóng bảo hiểm xã hội và quy đổi tên gọi trợ cấp tương ứng, lưu ý phải theo chính sách của công ty nữa.
1/ Theo TT 23-2015-BTBLĐ nói về p/c có mục : " Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc "
=> đây được gọi là p/c nhà ở, p/c lưu động, p/c khu vực phải ko Cô ?
2/ Cô hướng dẫn rõ hơn là lương năng suất KPI có gọi là p/c lương đưa vào đóng BHXH ko ? vì sao ?
3/ Thực tế, e nghe các Cty bạn thường dùng từ " p/c " chuyên cần rất nhiều, td: cty đưa ra qđ nếu đi trễ 60 phút trong 1 tháng thì tháng ấy ko nhận được p/c chuyên cần 200k. Vậy phải dùng từ " trợ cấp " chuyên cần đúng ko Cô ?
Nếu dùng từ p/c chuyên cần thì dù nghỉ bao nhiêu ngày hay đi trễ thì nlđ vẫn được p/c 200k ấy, và phải đóng BHXH. Cô cho em biết thế nào mới gọi là p/c chuyên cần đúng nghĩa ạ ?
Cám ơn Cô.
Phụ cấp chuyên cần là khoản cố định rồi em, còn khoản không đóng BHXH là biến động không xác định được có thể đạt có thể không
Phụ cấp chuyên cần thì em ấn định 200k rồi, nghĩa là khoản biết trước, nó ít hơn chỉ là do ngày công (giống với lương co bản)
Còn khúc trên là phụ cấp lưu động và PC khu vực em nhé
Năng suất KPI không phải đóng BHXH em nhé, vì nó biến động do có điều kiện,
1/ Năng suất KPI biến động do tháng đó nlđ đạt hs lv theo định mức cty đưa ra là nếu đạt 90% được thưởng 2tr. => cái này gọi là " trợ cấp lương tăng h.suat lv hay là " tiền thưởng KPI " Cô, gọi sao cho đúng ?
2/ E nghe Cô giảng " p/c nhà ở " phải xem xét cho đúng logic, mà ko biết đúng ra sao. Cô có văn bản hay luật nào chỉ dùm e.
Cám ơn CÔ
1. Căn cứ vào Quy chế trả lương trong doanh nghiệp để em xác định xem gọi với tên gọi như thế nào nhé. Ví dụ, e có thể căn cứ vào KPI để tính lương thì có thể gọi là tiền lương KPI, hoặc nếu công ty em dùng KPI để tính thưởng thì có thể gọi là tiền thưởng KPI.
2.Phụ cấp nhà ở (sau đây gọi tắt là PCNO) được hiểu là khoản tiền mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động ngoài tiền lương để thuê nhà ở nhằm khuyến khích và giữ chân người lao động làm việc tại doanh nghiệp Như vậy nó là một khoản tiền để hỗ trợ NLĐ ngoài tiền lương, nên khi xem xét chi phí này, doanh nghiệp tính toán sao cho hợp lý với tình hình của doanh nghiệp em ạ.
1/ Cô trả lời giúp e " Nếu cty giảm tiền hay ko cho PCNO nữa, thì ko phải đóng BH, thì có cần làm hay chỉnh sửa giấy tờ hồ sơ bs gì ko Cô ? "
2/ Theo như Cô nói nội dung thể hiện viec làm trả công, ....thì gọi là hđlđ. Vậy HĐDV khác ổ chỗ nào Cô ạ ? e thấy cũng na ná
1. Theo Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH thì:
““2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm
2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo
quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại
điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số
10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động
về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công
việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là
Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
3. Tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như
thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến;
tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng
xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi
người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh
nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi
thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều
3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.”.
Mặt khác, theo Điều 2
Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC)
quy định về các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) như sau:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều
3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao
gồm:
1. …
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động
nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
…
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu
có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo
(nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí
cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động
xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn
có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động
làm việc tại đó.
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu
thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch
vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm
việc.
Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu
có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu
thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế
phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có))
tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”
Theo quy định trên thì khoản tiền thuê nhà, điện nước và các
dịch vụ kèm theo (nếu có) mà người sử dụng lao động trả thay sẽ được tính vào
phần thu nhập chịu thuế nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát
sinh chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có).
Ví dụ: Thu nhập của NLĐ là 12.000.000 đồng, tiền phụ cấp nhà
ở mà công ty gửi cho NLĐ là 3.000.000 đồng. Giả sử thu nhập tính thuế (chưa bao
gốm tiền phụ cấp nhả ở) của NLĐ là
“12.000.000 đồng - 9.000.000 đồng = 3.000.000 đồng”. Vậy 15% thu nhập tính thuế
(chưa bao gồm tiền phụ cấp nhà ở) của NLĐ là 15% x 3.000.000 đồng = 450.000 đồng.
Do đó, trong số tiền phụ cấp nhà ở mà công ty trả cho NLĐ, chỉ tính 450.000 đồng
vào thu nhập chịu thuế của NLĐ (2.550.000 đồng còn lại không tính vào thu nhập
chịu thuế).
Như vậy, hỗ trợ nhà ở, không phải là khoản tiền đóng BHXH,
tuy nhiên tiền số tiền mà NLĐ được công ty hỗ trợ để thuê nhà được tính vào phần
thu nhập chịu thuế TNCN nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa
bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) của NLĐ. Do đó,
khi có bất cứ sự thay đổi nào ảnh hưởng tới thu nhập của NLĐ, NSDLĐ nên có
thông báo để NLĐ được biết và làm căn cứ tính lương cho NLĐ.
2.
1.Hợp đồng dịch vụ là gì? (Điều 513 BLDS 2015)
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên
cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch
vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
2.Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện
được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3.Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
+ Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và
các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc
thực hiện công việc đòi hỏi.
+ Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
4.Quyền của bên sử dụng dịch vụ
+ Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng
chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
+ Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và
yêu cầu bồi thường thiệt hại.
5.Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
+ Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa
điểm và thỏa thuận khác.
+ Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu
không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
+ Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu
và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
+ Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu
không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
+ Giữ bí mật thông
tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định.
+ Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất,
hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
6. Quyền của bên cung ứng dịch vụ
+ Yêu cầu bên sử dụng
dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
+ Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng
dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc
chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho
bên sử dụng dịch vụ.
+ Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
8.Trả tiền dịch vụ
+ Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.
+ Khi giao kết hợp đồng,
nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và
không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định
căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao
kết hợp đồng.
+ Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực
hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa
thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ
có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trên đây là một số điểm liên quan tới Hợp đồng dịch vụ, em đối
chiếu các điểm trên với HĐLĐ để hiểu rõ hơn nhé.
Cám ơn Cô ạ.
E có t/h thực tế là 1 bạn được tuyển vào làm 7 tháng tạm thời thay cho NV nghỉ TS, ký hđdv 8tr, mà có vẻ ko đáp ứng nhu cầu cv cho lắm. Vậy cty muốn cho nghỉ thì có thể dừng lại Hđdv bất kỳ lúc nào được ko Cô ? có làm thanh lý hđ ? ko cần viết đơn xin nghỉ việc ?
" Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ " => Cty ko cần làm hđdv khác để giảm lương hay sao Cô ?
công ty không được phép làm HĐ dịch vụ (làm gì có sự điều chỉnh của Luật Lao động, em đọc ở đâu vậy?)
Trong thời gian thử việc muốn chấm dứt thì êm đọc lại điều khoản trong luật nhé
vâng, e cũng đang ậm ừ về vấn đề này cô ạ. Mà ko hiểu nếu dùng hddv với nlđ sẽ thế nào ? thực tế vẫn có những t/h thế này, chứ ko phải ko có.
Cô giải thik rõ hơn dùm e sai luật thế nào. Cám ơn Cô.
Em có đọc Luật Lao động và thấy có quy định hđ dịch vụ không? nhiều công ty làm là họ làm sai luật và chưa bị sờ đến thôi em ạ.
Căn cứ Pháp lý:
Phân biệt “Hợp đồng Lao động” và “Hợp đồng dịch vụ”. Quy
định tại các văn bản pháp luật: Theo Luật Lao động) thì: “ Hợp đồng lao động Hợp đồng lao
động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm
có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ
lao động.” Theo đó tại Luật Lao động thì khái niệm “Người lao động“ được
hiểu như sau: “Giải thích từ ngữ Người lao độnglà người từ đủ 15 tuổi
trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương
và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.”
Mặt khác, theo Điều 518 Luật Dân sự số 33/2005/QH11 (Sau đây
gọi tắt là Luật Dân sự) thì: “Điều 518. Hợp đồng dịch vụ Hợp đồng dịch vụ là sự
thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho
bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng
dịch vụ.”
Bạn có thể tham khảo thêm các điều từ 519 đến 523 Luật Dân
sự liên quan đến Hợp đồng Dịch vụ. Tại Điều 79 Luật Thương mại số 36/2005/QH11
(Sau đây gọi tắt là Luật Thương mại) thì: “Điều 79. Nghĩa vụ của bên cung ứng
dịch vụ theo kết quả công việc Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất
của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một
kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ
với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng. Trong trường
hợp hợp đồng không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được, bên
cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với
tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó.”
Hoạt động kinh doanh độc lập, thường xuyên không cần đăng ký
kinh doanh Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau: “Cá nhân
hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc
toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối
tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh
và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.” Bên cạnh đó,
Khoản 2,
Điều 5, Nghị định này cũng quy định: “Trường hợp kinh doanh
các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều
kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có
liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này.” Do đó, nếu bạn
thuộc trường hợp nêu trên thì việc cung cấp dịch vụ của bạn là hợp pháp. Khi
tham gia cung cấp dịch vụ bạn phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ
phí liên quan đến dịch vụ kinh doanh của bạn. Nếu bạn có hành vi vi phạm các
quy định tại Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Em nhắn tin hỏi giúp cô là gom tin nhắn lại nhé, viết cách câu như này mà cùng 1 vấn đề khó khăn cho người trả lời sẽ phải gom các tin nhắn của em lại mới biết em hỏi vấn đề gì.
Và thường hddv dùng ký từ 1 năm trở xuống với nlđ. ===> Không có trường hợp này.
EM HIỂU RẰNG: LUẬT LAO ĐỘNG KHÔNG ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THEO LUẬT THƯƠNG MẠI, NẾU ĐÃ LÀ HĐ DỊCH VỤ THÌ NÓ ĐIỀU CHỈNH BỞI LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI, NẾU EM MUỐN KÝ HĐ DẠNG ĐÓ THÌ VẬN DỤNG LUẬT THƯƠNG MẠI VÀ LUẬT DÂN SỰ
sẽ không phải là mối quan hệ lao động nữa nhé
Vâng, cám ơn cô ạ. E đã hiểu rõ hơn rồi. Vậy, từ 1 năm trở xuống khi ký với nlđ thì ký hđlđ hay hđ đạo tạo nghề 3-6 tháng là được, đúng luật, phải ko cô ạ ?
Em ký theo quy định của Luật là thử việc-> hđlđ
Còn HĐ đào tạo nghề, học việc lại có nguyên tắc riêng, trong tài liệu cô có hướng dẫn.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ
DỤNG “BỘ HỒ SƠ TẬP NGHỀ”
(TUYỂN NGƯỜI VÀO TẬP NGHỀ ĐỂ LÀM VIỆC CHO CÔNG TY)
1.
Cơ
sở pháp lý
-
Bộ
luật Lao động năm 2019;
-
Luật
giáo dục nghề nghiệp năm 2014;
-
Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH;
-
Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH;
2.
Mục
đích xây dựng bộ hồ sơ tập
nghề để tuyển người vào làm
việc cho Công ty
-
Bộ hồ
sơ tập nghề được dùng khi Công ty có nhu cầu đào tạo theo hình thức tập nghề cho người mới được tuyển dụng nhưng
chưa đáp ứng các điều kiện trong Hệ thống
tiêu chuẩn chức danh nghề (khung năng lực) của Công ty.
-
Trong thời gian tập nghề, người học sẽ được thực hành nhiều lần thao tác, kỹ năng
nghề và tập làm nghề để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của Công ty.
-
Trong
thời gian tập nghề, Công ty không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ BNN cho người học.
-
Công
ty có thể ràng buộc trách nhiệm làm việc theo cam kết của người học sau khi kết
thúc chương trình tập nghề; nếu người học không làm việc đủ thời gian cam kết
thì phải bồi hoàn chi phí đào tạo cho Công ty.
3.
Điều
kiện đảm bảo an toàn pháp lý khi triển khai áp dụng bộ hồ
sơ tập nghề:
Phải
đảm bảo ĐỦ 10
điều kiện dưới đây:
-
Điều
kiện 1: Cần có hồ sơ pháp lý đầy đủ và hợp pháp.
Cụ thể là:
+
Mẫu Hợp đồng đào tạo theo hình thức tập nghề (Hợp đồng tập nghề)
và các văn bản có liên quan trong bộ giải pháp này phải theo đúng nội
dung và các hướng dẫn chi tiết trong mẫu Hợp đồng tập nghề và các văn bản có liên quan do Bên
tư vấn xây dựng/cung cấp/có ý kiến[1].
+
Bộ hồ sơ pháp lý để triển khai áp dụng giải pháp tuyển người vào tập
nghề để làm việc cho Công ty, bao gồm:
STT |
Tên
văn bản[2] |
1. |
Hệ
thống tiêu chuẩn chức danh nghề/Khung
năng lực |
2. |
Quy
chế đào tạo theo hình thức tập
nghề (Quy chế tập nghề) |
3. |
Kế
hoạch đào tạo nghề |
4. |
Đơn
đăng ký đào tạo theo hình thức
tập nghề (Đơn đăng ký tập nghề) |
5. |
Phiếu học viên |
6. |
Hợp
đồng đào tạo nghề theo hình thức
tập nghề (Hợp đồng tập nghề) |
7. |
Bảng
thanh toán lương tập
nghề |
8. |
Tài
liệu chứng minh việc tổ chức đào tạo theo hình thức tập nghề là “có thật” trong thực tế. Cụ thể
là: a. Chương
trình đào tạo, giáo trình/tài liệu
đào tạo b. Tài
liệu liên quan đến người dạy
nghề
(danh sách người dạy nghề, chứng
chỉ kỹ năng dạy học của người dạy nghề, ...) c. Tài
liệu liên quan đến việc bố trí cơ sở vật chất để đào tạo (bản sắp xếp phòng học/thực hành, ...) d. Nhật ký tập nghề e. Sổ theo dõi kết quả học tập
|
9. |
Tài
liệu liên quan đến kiểm tra, đánh
giá người học, cụ
thể là: a. Tài
liệu liên quan đến đề kiểm tra (kết
thúc môn học/mô – đun) và đáp án b. Kết
quả thi |
10. |
Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng tập nghề: a.
Thỏa
thuận chấm dứt hợp đồng hợp đồng tập nghề và không ký HĐLĐ b.
Thỏa
thuận chấm dứt hợp đồng tập nghề trước thời hạn để ký HĐLĐ |
11. |
Báo cáo trước khi đào tạo |
12. |
Báo cáo kết quả đào tạo (02 lần/năm) |
13. |
Báo
cáo tình hình đào tạo nghề
trong báo cáo hằng năm về lao động |
-
Điều
kiện 2: Công ty phải xây dựng chương
trình đào tạo gồm những
nội dung cơ bản như sau (căn cứ Điều 4
Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH)
:
+
Tên chương trình đào tạo;
+
Mục tiêu chương trình đào tạo;
+
Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ
năng cần thiết khác và yêu cầu năng lực thực hiện nghề của người học đạt được
sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;
+
Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian
thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm
tra);
+
Quy trình đào tạo, điều kiện hoàn thành
khóa học;
+
Phương pháp và thang điểm đánh giá.
Chương trình
đào tạo này cần được công khai tại trụ sở chính/thông báo tuyển
sinh (tuyển dụng)/website/phương
tiện thông tin đại chúng[3].
-
Điều kiện 3: Công
ty phải xây dựng tài
liệu đào tạo với nội dung
chủ yếu như sau (căn cứ Điều 5 Thông tư số
43/2015/TT-BLĐTBXH):
+
Thông tin chung của tài liệu đào tạo (tên
tài liệu, lời giới thiệu, mục lục,...);
+
Nội dung chi tiết về các kiến thức, kỹ năng, câu hỏi, bài tập,
thời lượng lý thuyết và thực hành, hình thức giảng dạy/đào tạo;
+
Yêu cầu về đánh giá kết quả đào tạo khi kết thúc môn học/mô – đun, chương trình đào tạo.
-
Điều
kiện 4: Người dạy nghề là
nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người
có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở
lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp
huyện, người trực tiếp
làm nghề liên tục từ 05 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học
(theo
điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH đã
sửa đổi bởi Thông
tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH).
-
Điều
kiện 5: Công
ty phải cơ cở vật chất, thiết bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu
của nghề đào tạo (có
phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, ....) (căn cứ Điều 6 Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH)
-
Điều
kiện 6: Thời gian học thực hành ít nhất chiếm 80% tổng thời gian
đào tạo; thời gian học tối đa là 05 giờ/buổi, 08 giờ/ngày; lớp lý thuyết
tối đa 35 người học và lớp thực hành tối đa 18 người học[4] (căn
cứ Điều 10 Thông tư số
43/2015/TT-BLĐTBXH).
-
Điều
kiện 7: Công ty phải xây dựng hệ thống đề kiểm tra/đề thi kết
thúc môn học/ mô – đun để đánh giá kết quả đào tạo của người học (căn cứ Điều 12 Thông tư số
43/2015/TT-BLĐTBXH đã sửa đổi bởi Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH). Kết quả kiểm tra/thi phân thành 02 mức: i) đạt
yêu cầu; ii) không đạt yêu cầu.
Trường hợp người học không đạt yêu cầu
thì được thi lại tối đa 02 lần, sau đó nếu vẫn không đạt thì có thể đăng
ký học lại (nếu người học có nhu cầu) hoặc thỏa thuận “chấm dứt hợp đồng tập nghề và không ký tiếp hợp đồng lao
động”
để đảm bảo an toàn pháp lý[5].
-
Điều
kiện 8: Công
ty phải thực hiện 03
báo cáo cho Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội (căn cứ Điều 60 Bộ luật
Lao động
năm 2012, điểm e khoản 2 Điều
42 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP
và Điều 14 Thông tư số
43/2015/TT-BLĐTBXH đã sửa đổi bởi Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH), gồm: i) Báo cáo trước khi đào tạo, ii) Báo cáo tình
hình đào tạo nghề trong báo cáo hằng năm về lao động; iii) Báo cáo kết quả đào
tạo 02 lần/năm.
ð
Công
ty nên chia 02 lần báo cáo như sau:
+
Lần 1 (trước ngày 30/6 hàng năm):
ü Báo
cáo kết quả đào tạo 06 tháng đầu năm (đã qua)
ü Báo
cáo nhu cầu đào tạo cho 06 tháng cuối năm (sắp tới)
+
Lần 2 (trước ngày 31/12 hàng năm):
ü Báo
cáo kết quả đào tạo 06 tháng cuối năm (đã qua)
ü Báo
cáo hàng năm về lao động, trong đó có nội dung về đào tạo (đã qua)
ü Báo
cáo nhu cầu đào tạo cho 06 tháng đầu năm sau (sắp tới)
-
Điều
kiện 9: Thời
gian tập nghề tối đa là khoảng 03 tháng (pháp luật hiện hành không quy định rõ ràng, theo quan
điểm của nhiều cơ quan nhà nước và các đoàn kiểm tra, thanh tra thì đây là khoảng
thời gian hợp lý)[6].
ð
Thời
gian tập nghề Công ty mong muốn là 12 tháng => Công ty cần chứng minh hết thời gian tập nghề 03 tháng, người
tập nghề vẫn không đáp ứng yêu cầu nên cần đào tạo lại.
ð
Cần
có phiếu đánh giá kết quả công việc và được đo lường với tiêu chuẩn.
-
Điều
kiện 10:
Sau khi kết thúc thời gian đào tạo theo
hình thức tập nghề, nếu người học có 100% kết quả kiểm tra môn học/mô – đun đạt yêu cầu
thì Công ty phải
ký Hợp đồng lao động với người
học
(trừ các trường hợp nêu tại “điều kiện 7”).
4.
Rủi ro pháp lý có thể phát sinh
Trong quá trình triển khai thực hiện bộ hồ sơ tập nghề, nếu Công ty không tuân
thủ đầy đủ các điều kiện nêu tại mục 3
của văn bản
này thì có thể gặp phải các rủi ro pháp lý
sau:
i)
Bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 10, Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP
(được sửa đổi bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP) và Điều 57 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP do vi phạm quy định pháp luật về đào tạo
nghề và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
ii)
Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi bổ sung năm 2017) về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp cho người lao động;
iii) Có thể bị người lao động khiếu nại/khởi kiện do ký sai hợp
đồng, yêu cầu phải ký hợp đồng lao động, trả lương và đóng đầy đủ các loại bảo
hiểm bắt buộc.