Nguyễn Thị Bích Tiên
Nguyễn Thị Bích Tiên
Thảo luận 8 thảo luận
Vỗ tay 0 vỗ tay
Lượt xem 355 lượt xem

một vài vấn đề sau ạ 1 Phần điều kiện hưởng Con cái có phân loại bé

Dạ Giảng viên cho em hỏi một vài vấn đề sau ạ: 

1. Phần điều kiện hưởng - Con cái có phân loại bé dưới 3 tuổi và từ 3 - 7 tuổi với số ngày tương ứng, thì số ngày này là điều kiện để mình phân biệt đây là ốm đau dài ngày hay ngắn ngày phải không ạ? 

2. Theo sơ đồ thì em thấy Thời gian hưởng chỉ khác biệt khi phụ thuộc vào Điều kiện lao động là bình thương hoặc độc hại và Thời gian tham gia BHXH, không biết là số ngày này sẽ khác nhau như thế nào giữa OĐ ngắn ngày và dài ngày ạ? 

3. Trong trường hợp NLĐ ốm đau trên 180 ngày, ở điều kiện làm việc bình thường và thời gian tham gia BHXH là dưới 15 năm, theo Luật họ sẽ có 30 ngày nghỉ ốm cho 1 năm, thì số ngày nghỉ này sẽ bù trừ cho số ngày NLĐ nghỉ ốm trên 180 ngày hay sao ạ? Vậy số ngày còn lại là 180 - 30 = 150 ngày thì mình sẽ tính cho họ như thế nào ạ? 

Em cám ơn ạ. 

Thảo luận 8 câu trả lời
Lượt xem 355 lượt xem
Vỗ tay vỗ tay
Nguyễn Thị Bích Tiên 18:08 - Aug 04, 2021

1. Phần điều kiện hưởng -Con cái có phân loại bé dưới 3 tuổi và từ 3 - 7 tuổi với số ngày tương ứng, thì số ngày này là điều kiện để mình phân biệt đây là ốm đau dài ngày hay ngắn ngày phải không ạ?

---> Nếu là bản thân ốm đau thì mới phân biệt ngắn ngày và dài ngày em ạ, còn con ốm thì theo độ tuổi của con như vậy thôi, 

2. Theo sơ đồ thì em thấy Thời gian hưởng chỉ khác biệt khi phụ thuộc vào Điều kiện lao động là bình thương hoặc độc hại và Thời gian tham gia BHXH, không biết là số ngày này sẽ khác nhau như thế nào giữa OĐ ngắn ngày và dài ngày ạ? 

Thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
1. Bản thân ốm đau:
Trong điều kiện bình thường:
- 30 ngày (nếu tham gia BHXH dưới 15 năm).
- 40 ngày (nếu tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm).
- 60 ngày (nếu tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên).
Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:
- 40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 70 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế)
- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
- Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH. 


3. Trong trường hợp NLĐ ốm đau trên 180 ngày, ở điều kiện làm việc bình thường và thời gian tham gia BHXH là dưới 15 năm, theo Luật họ sẽ có 30 ngày nghỉ ốm cho 1 năm, thì số ngày nghỉ này sẽ bù trừ cho số ngày NLĐ nghỉ ốm trên 180 ngày hay sao ạ? Vậy số ngày còn lại là 180 - 30 = 150 ngày thì mình sẽ tính cho họ như thế nào ạ? 

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:

- Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
 

Ví dụ 4: Bà Nguyễn Thị A, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 tháng, mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A như sau:
- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
- Trường hợp sau khi hưởng hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng 03 tháng.
Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A là 180 ngày và 03 tháng.
 

Ví dụ 5: Ông B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là đủ 1 năm, mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Ông B đã hưởng hết 180 ngày đầu tiên, sau đó vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng trợ cấp với mức thấp hơn nhưng tối đa là 1 năm.
- Sau khi điều trị bệnh ổn định, ông B trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội đủ 2 năm thì tiếp tục nghỉ việc để điều trị bệnh (thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày).
Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của lần điều trị này đối với ông B sẽ là 180 ngày và 3 năm (thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính thời gian hưởng tối đa sau khi đã nghỉ hết 180 ngày là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội).



Em xem thêm trong tài liệu học phần thông tư sửa đổi về ốm đau nữa nhé






























Vỗ tay vỗ tay
Nguyễn Thị Bích Tiên 19:08 - Aug 04, 2021

Dạ em rõ rồi, em cám ơn Giảng viên ạ.

Vỗ tay vỗ tay
Nguyễn Thị Bích Tiên 23:12 - Dec 16, 2021

Cho em hỏi: t/h nlđ bị cách ly 24 ngày nghỉ ở nhà do nhiễm covid hệ F0 . Tháng 11 cty ngừng đóng BH, và ko làm chế độ ji cho nlđ, thậm chí ko trả lương hỗ trợ. Dù nlđ rất muốn được hưởng chế độ BH cho khoản này. Vậy cty làm đúng luật ko Cô ạ ? 

Vỗ tay vỗ tay
Nguyễn Thị Bích Tiên 09:12 - Dec 17, 2021
Em tham khảo công văn số 9000/SYT-NVY ngày 02/12/2021 của Sở y tế TP HCM (nếu cty e ở TP HCM). Công văn này hướng dẫn Hình thức, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp F0 cách ly tại nhà nhé. Từ đó e có thể giúp họ làm thủ tục để họ hưởng chế độ BHXH.
Vỗ tay vỗ tay
Nguyễn Thị Bích Tiên 17:12 - Dec 17, 2021

em cám ơn cô

Vỗ tay vỗ tay
Nguyễn Thị Bích Tiên 00:01 - Jan 18, 2022

CÔ CHO E HỎI  : e chưa hiểu : 

1/ nlđ bị bệnh nghỉ 14 ngày rồi được cấp giấy nghỉ hưởng chế độ bh thêm 5 ngày. Lúc này báo giảm ốm đau 14 ngày, hưởng BHYT 80% khi khám, BH thanh toán 75% cho 19 ngày nghỉ , đúng ko ạ ?.  Chấm công thế nào Cô ? 

2/ nếu bị tai nạn giao thông đang trong giờ lv , đi cv cho cty. Nằm viện rồi ra viện 10 ngày, lại được hưởng giấy nghỉ BHXH tiếp 16 ngày.

Vậy t/h này xét theo chế độ ốm đau của 16 ngày và đợi giấy giám định y khoa xét theo chế độ TNLĐ cô ạ ? Và 16 ngày nghỉ này, vượt 14 ngày có sao ko cô ? 

Vỗ tay vỗ tay
Nguyễn Thị Bích Tiên 10:01 - Jan 18, 2022

Chào em,

Thứ nhất, theo quy định của BHXH thì các thanh toán về BH như em kể trên là hoàn toàn đúng. Và trong trường hợp này thì em chấm công theo ký hiệu ÔĐ trong bảng chấm công là được nhé.

Trong trường hợp thứ hai nếu nghỉ 16 ngày thì em báo giảm BHXH của tháng đó. Và đợi giấy giám định y khóa để xét và làm chế độ TNLĐ cho NLĐ.

Vỗ tay vỗ tay
Nguyễn Thị Bích Tiên 11:01 - Jan 18, 2022

Cô cho e hỏi :

1/ t/h hưởng giấy nghỉ BHXH tiếp 16 ngày này, nếu ko làm báo giảm ốm đau, e vẫn muốn tính bhxh cho họ, Hay t/h e quên ko báo giảm luôn, có được ko cô ??. tức là chỉ làm chế độ ốm đau 16 ngày thôi.

2/ t/h đợi giấy giám định y khoa đến 6 tháng sau mới có kq, mà đã hết hạn nghỉ chế độ ốm đau, nlđ vẫn nghỉ ở nhà chưa đi làm được thì lúc ấy BHYT của họ có dùng đc ko cô ?

E cám ơn Cô



Vỗ tay vỗ tay
Câu hỏi liên quan
© 2020 - Bản quyền của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông