Doãn Minh Hoài
Doãn Minh Hoài
Thảo luận 3 thảo luận
Vỗ tay 0 vỗ tay
Lượt xem 180 lượt xem

có thể đưa ra một số ví dụ điển hình để dùng 4 trường hợp trong

Thầy có thể đưa ra một số ví dụ điển hình để dùng 4 trường hợp trong Cardinality không ạ. Khi nào dùng one-one, one-many, many-one, many-many.

Cảm ơn thầy.

Thảo luận 3 câu trả lời
Lượt xem 180 lượt xem
Vỗ tay vỗ tay
Doãn Minh Hoài 12:08 - Aug 04, 2021

Hi bạn, giảng viên trả lời như sau:

Cardinality là kiểu liên kết, cách một bảng liên quan đến một bảng khác.

- One to One (một hàng trong bảng A liên quan đến một hàng trong bảng B, nghĩa là các giá trị đều cần là giá trị unique cả trong bảng A và B)

- One to Many (một hàng trong bảng A liên quan đến nhiều hàng trong bảngB, nghĩa là bảng A là unique, bảng B có thể giá trị lặp lại. Ví dụ: bảng A là thông tin sản phẩm, mỗi dòng là 1 sản phẩm - không lặp lại, còn bảng B là thông tin giao dịch, có thể có nhiều giao dịch cho 1 sản phẩm)

- Many to Many (Nhiều hàng trong bảng A liên quan đến nhiều hàng trong bảngB)

Chọn đúng Cardinality sẽ giúp tối ưu Data Model, xử lý nhanh hơn và chính xác hơn các dữ liệu. 

Vỗ tay vỗ tay
Doãn Minh Hoài 12:08 - Aug 04, 2021
Để hiểu thêm về tạo mối quan hệ giữa các bảng, bạn cần nắm rõ mấy vấn đề sau:
1. Phân biệt bảng làm tham chiếu (lookup_Table) và bảng chứa dữ liệu (Data_table). Bảng tham chiếu thường chứa các danh sách, để làm rõ hoặc bổ sung thông tin cho các Key.
2. Các bảng kết nối với nhau qua các Key, và thường có dạng: từ Lookup_table -> sang Data_Table theo mối quan hệ 1-nhiều.
Tức là 1 mã trong bảng lookup_table có thể lặp lại nhiều lần trong data_table, nhưng không được phép trùng lặp trong lookup_table.
Khi quan hệ như vậy thì các hàm DAX sẽ xử lý chính xác hơn và bạn có thể hiểu được kết quả tính như thế nào.
Mục đích thiết lập mối quan hệ chính là xác định cách thức mà các hàm DAX sẽ làm việc trong các measure.
Vỗ tay vỗ tay
Doãn Minh Hoài 09:08 - Aug 05, 2021

Dạ vâng, Em cũng học đủ lý thuyết các phần này, thục ra thì 2 cái 1-1 và 1-many thì dễ hiểu, chủ yếu e muốn hỏi thêm tình huống thực tế của cái many-many cụ thể là như thế nào, e chưa hình dung ra được ạ. Thấy có ví dụ minh họa nào cho tính huống many-many hướng dẫn giúp em ạ.

Vỗ tay vỗ tay
Câu hỏi liên quan
© 2020 - Bản quyền của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông