Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn về khái niệm hộ kinh doanh và các loại thuế phí mà hộ kinh doanh phải nộp trong quá trình hoạt động. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc cấc thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.
Như vậy, chúng ta có thể rút ra được những điều sau để hình dung về một hộ kinh doanh:
Xem thêm: Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Cách lập Báo cáo kết quả kinh doanh
Theo quy định cũ tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:
"Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh.
…
3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định".
Theo quy định mới tại Khoản 1 Điều 78 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bột ài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh daonh là chủ hộ kinh doanh”.
Tóm lại theo quy định hiện tại thì hộ kinh doanh không bị giới hạn số lượng lao động được sử dụng.
Xem thêm: Các bước xây dựng doanh nghiệp thành công và tối ưu chi phí
Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“2. Cá nhân, thành viên hộ gia đinh quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thj[ì là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại”.
Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”
Xem thêm: 4 cách đơn giản để thực hiện bài thuyết trình kinh doanh hiệu quả nhất
Tất cả các hộ kinh doanh sẽ phải nộp các loại thuế phí sau đây:
Qua bài viết này, các bạn đã biết thế nào là một hộ kinh doanh và các loại lệ phí, thuế hộ kinh doanh cần đóng theo quy định của pháp luật. Hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng mình để được cho sẻ thêm kiến thức về kế toán cho hộ kinh doanh nhé.
Chúc các bạn luôn học tập tốt!
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!