Top 4 thể loại font chữ và cách dùng trong thiết kế đồ họa (Phần 2)

Nội dung được viết bởi G-Multimedia

Trong phần 1 của bài viết, G-Multimedia đã giới thiệu cho bạn 2 dạng phông chữ là Serif và Sans Serif. . Tiếp tục với chủ đề này, hãy cùng xem G-Multimedia sẽ mang đến cho bạn những thể loại font chữ ấn tượng và nổi bật nào nhé. Cùng khám phá ngay thôi!

Phông chữ Script

Monopola Script Font | dafont.com

 

Có thể thấy, font Script là dạng phông chữ sinh ra với mục đích giống với chữ Handwriting (chữ viết tay), calligraphy (chữ thư pháp) hoặc cursive (chữ thảo). Vì vậy dù đẹp mặt và có tính thẩm mĩ cao, chúng không quá đa năng được như serif hoặc sans serif. Hãy cùng tìm hiểu một số dạng font Script nhé!

Xem thêm: Top 4 thể loại font chữ và cách dùng trong thiết kế đồ họa (Phần 1)

Formal Script

petit-formal-script-02 | Fonts Shmonts

Bạn sẽ nhận ra những font dạng Formal Script (trang trọng) này, sẽ thường xuất hiện khá nhiều trong các thiệp cưới hoặc thiệp mời. Điểm nổi bật nhất chính là chúng đem lại sự tinh tế và sang trọng, đúng như những gì chúng ta cần ở một chiếc thiệp. Dạng phông chữ này đưa chúng ta trở về thế kỉ 17 và 18, thời điểm mà các nhà văn viết chuyên nghiệp như George Bickham áp dụng trong những bức thư.

Một số dạng phông chữ Formal Script có thể kể tới như Snell Roundhand, Helinda Rook, Young Baroque, Elegy and Bickham Script.

Blackletter và Lombardic Script

Gothenburg Fraktur font - free for Personal | Commercial

Dạng phông chữ Blackletter có tên gọi là Gothic font hoặc font chữ Anh cổ. Chúng được truyền cảm hứng bởi dạng thư pháp đen tối vào thời kì Trung cổ. Các chữ cái của Blackletter (cả chữ hoa lẫn chữ thường) đều có đường stroke khá táo bạo và sắc lẹm. Nó mang lại cảm giác bí ẩn và âm u, khá phù hợp nếu bạn muốn theo đuổi phong cách thiết kế mang hơi hướng u tốt.

Dù đẹp mắt và độc lạ, nhưng dạng font chữ này chỉ phù hợp để làm phần Main Heading mà thôi, nếu để làm body text rất khó đọc bạn nhé! Một số dạng phông chữ Blackletter bao gồm: Textura, Fraktur, Rotunda, Cursiva, Bastarda,…

Calligraphy Script

The font Felipa.

Calligraphic Script hay còn gọi là chữ thư pháp có nguồn gốc xuất phát từ các quyển sách tôn giáo, văn bản cổ hoặc tài liệu lịch sử. Các nhà sáng tạo đã lấy cảm hứng từ đây mà thiết kế lên dạng Callugraphy phiên bản digital như hiện nay. Một số font chữ thuộc thể loại này bao gồm Belltrap hoặc Vivaldi.

Casual Script

Dancing Script Font Free Download

Dạng Casual Script không quá trang trọng nên có thể linh động sử dụng hơn. Đường stroke của dạng Casual khá đa dạng về độ dày và nhìn cũng mềm mại, uyển chuyển hơn. 

Kiểu phông chữ này được thiết kế để “không trang trọng”, chúng có sự đơn giản và cảm giác được vẽ bởi cọ vẽ. Một số dạng Casual Script có thể kể đến như Brush Script, Mistral, Kaufmann, Dancing Script,…

Xem thêm: Chia sẻ 10+ font chữ calligraphy đẹp mê hoặc bạn không nên bỏ qua

Cách sử dụng phông chữ Script

Dạng phông chữ Script không thực sự thể hiện tính chuyên nghiệp hoặc nghiêm túc, mà mang hơi hướng trẻ trung hơn. Vì vậy, nếu bạn đang thiết kế cho thương hiệu có chút tươi sáng và năng động, đây là dạng font chữ phù hợp.

Top 4 thể loại font chữ và cách dùng trong thiết kế đồ họa (Phần 2)

Bên cạnh đó, tính thẩm mĩ của dạng font Script này chính là “vũ khí” tuyệt vời để thu hút ánh nhìn của người xem. Bạn có thể sử dụng chúng để làm phần Main heading, đây sẽ là “gia vị” hoàn hảo giúp nâng tầm thiết kế của bạn.

Top 4 thể loại font chữ và cách dùng trong thiết kế đồ họa (Phần 2)

Tuy nhiên, bản chất của dạng phông chữ này không phù hợp cho phần Body text bởi chúng rất khó đọc. Bạn sẽ muốn chúng là font chữ to nhất, nổi bất nhất trong bản thiết kế. Và một lưu ý rất quan trọng đó là chỉ nên áp dụng font chữ Script cho 1 hoặc 2 từ mà thôi. 

Xem thêm: 10 phông chữ chuyên nghiệp được sử dụng nhiều nhất năm 2022

Phông chữ Display

Không có một định nghĩa thực sự nào cho Display mà chúng ta sẽ phải dựa vào cách áp dụng chúng để tự rút ra. Font Display được coi là dạng phông chữ được sử dụng với kích thước lớn cho phần Main Heading. Ngoài ra, Display font là thể loại phông chữ đa dạng nhất trong tất cả các font kể trên. Chúng không có một sự nhất quán nào, chẳng hạn như font serif sẽ có “chân” hoặc script sẽ giống chữ viết tay. Nhưng font Display thì là tổng hòa của tất cả các loại font chữ được liệt kê bên trên. 

How to Choose a Typeface for Display Text - Pimp my Type

Chính vì sự đa dạng và không nhất quán mà font Display sẽ không chia ra từng danh mục được như các loại phông chữ đã nêu. Thay vào đó sẽ tập trung vào các đặc điểm, tính năng mà bạn có thể sử dụng chúng trong thiết kế đồ họa, các đặc điểm đó có thể kể tới là:

Sự đa dạng chính là mấu chốt

Như đã nói ở trên, Display font rất đa dạng từ hình dáng cho tới phong cách. Chúng là sự tổng hợp của serif, Script, sans serif,…Và đường nét thì có vô vàn phiên bản từ ultra-bold cho tới ultra-light. 

How to Choose a Typeface for Display Text - Pimp my Type

Display font có thể áp dụng trong các thiết kế trang trọng hoặc không trang trọng đều được. Bên cạnh đó, chính sự độc nhất của từng loại font chữ mà với mỗi font Display sử dụng chúng lại mang tới một cá tính mới mẻ cho tác phẩm của bạn.

Sự lựa chọn tuyệt vời để thu hút sự chú ý

font chữ Display được thiết kế đa dạng tới mức, nhiều font dường như không tuân thủ theo bất cứ một quy tắc nào. Chúng vô cùng phóng khoáng và đặc biệt là được PHÓNG ĐẠI lên rất nhiều lần. Nếu đã là Bold thì phải là Ultra-Bold, nếu đã uốn lượn thì phải có uốn cong vút. Ngoài ra, còn vô số các hình dáng được sáng tạo một cách độc nhất vừa lạ vừa bắt mắt.

Typography series: What is a Display font? - Threerooms Branding Agency

Sự phóng khoáng trên là hợp lý vì Display font được sinh ra để thu hút sự chú ý của người xem, càng to, càng lạ, càng khác biệt thì chắc chắn sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ tới khán giả. 

Xem thêm: Top 10 phông chữ Display đẹp mắt nâng tầm thiết kế của bạn

Cách sử dụng phông chữ Display

Phông chữ Display được dùng để trang trí, chứ không dùng để làm phần văn bản đọc. Vì vậy, chúng thường được áp dụng cho phần Main Heading trong thiết kế đồ họa với kích thước lớn. Nếu bạn sử dụng dạng font này cho phần body text thì đó sẽ là sai lầm lớn. Thay vào đó, sans serif hoặc serif sẽ là dạng font phù hợp cho phần văn bản trong thiết kế.

Tổng kết

Trên đây là Phần 2 của các 4 loại phông chữ phổ biến G-Multimedia muốn giới thiệu cho các bạn. Mỗi dạng font chữ này đều có cá tính và phong cách riêng, nếu bạn có thể phân biệt được thì nó sẽ rất hữu ích cho quá trình thiết kế đồ họa của mình. Hãy thử ngay các dạng font chữ kể trên bạn nhé!

G-Multimedia xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông