Sổ bảo hiểm xã hội là công cụ ghi lại quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Tuy nhiên, nếu người lao động không hiểu rõ về các thủ tục, các vấn đề liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội, chắc hẳn người lao động sẽ mơ hồ và gặp không ít khó khăn khi hưởng quyền lợi của bảo hiểm xã hội. Dưới đây là 4 điểm quan trọng mà người lao động cần nắm rõ về bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi của mình đối với bảo hiểm xã hội nhé!
Mục lục
Mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là mã số duy nhất, được cấp và ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế của người tham gia. Khi cần sử dụng tới mã số bảo hiểm xã hội để kê khai các thông tin, giấy tờ, nếu bạn không nhớ mã số bảo hiểm xã hội của mình là gì, bạn có thể thực hiện các cách sau để tra cứu mã số bảo hiểm xã hội:
Nếu bạn lỡ làm mất hoặc hỏng sổ bảo hiểm xã hội cũng đừng quá lo lắng, bởi căn cứ vào khoản 2, điều 46, Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi mất, hỏng. Tuy nhiên, để được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất, hỏng, bạn cần thực hiện đầy đủ thủ tục sau:
Các khoản không tính vào lương tháng tham gia bảo hiểm xã hội (Phần 1)
Căn cứ vào Điều 27, Quyết định 595/QĐ-BHXH, sổ bảo hiểm xã hội chỉ được cấp lại trong các trường hợp
Như vậy, trường hợp đổi từ chứng minh thư nhân dân sang căn cước công dân không thuộc các trường hợp cần cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Vì vậy, người lao động không cần đổi số bảo hiểm xã hội khi đổi sang căn cước công dân.
Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động cần hoàn thành các thủ tục chốt sổ để trả lại sổ bảo hiểm xã hội, kèm theo các giấy tờ đã giữ cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người sử dụng lao động không chốt sổ cho người lao động hoặc nợ tiền bảo hiểm xã hội nên không thể chốt sổ, người lao động liên hệ tới Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được hỗ trợ can thiệp.
Trong trường hợp chưa chốt được sổ bảo hiểm xã hội, người lao động vẫn có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới, chỉ cần cung cấp đầy đủ mã số bảo hiểm xã hội
Câu hỏi đặt ra là “Nếu người sử lao động không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người lao động có thể tự chốt sổ hay không?”. Câu trả lời là không. Bởi. theo Khoản 5, Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động:
“5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Trên đây là 4 lưu ý quan trọng về sổ bảo hiểm xã hội mà người lao động cần nắm chắc để đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Mong rằng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng xử lý công việc của mình.
Chúc bạn học tốt!
Khóa học liên quan