4 lý do doanh nghiệp khiến nhân viên không nhiệt tình trong công việc

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Nhân sự là tài sản quý báu của doanh nghiệp. Một nhân sự phát triển tốt, tận tâm nhiệt tình với công việc sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt. Tuy nhiên, đứng dưới vai trò là một nhà quản lý, có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao nhân viên của mình chỉ làm cho đủ, không nhiệt tình và làm hết khả năng trong công việc?” Ngoài yếu tố chủ quan đến từ phía ứng viên còn có 4 lý do quan trọng đến từ phía doanh nghiệp đó. Hãy cùng Gitiho tìm hiểu 4 lý do đó nhé!

Kết cấu của từ điển năng lực và các chuẩn năng lực trong doanh nghiệp

4 lý do khiến nhân viên không nhiệt tình trong công việc tại doanh nghiệp

doanh-nghiep

Môi trường làm việc không phù hợp

Hiện nay, khi tuyển dụng nhân sự, các doanh nghiệp hầu hết chỉ nhìn vào năng lực chuyên môn và kỹ năng của ứng viên, ít khi quan tâm đến tính cách của ứng viên liệu có phù hợp với môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp hay không. Ví dụ: Bạn không thể bắt một người có tính cách hướng ngoại, trẻ trung năng động làm việc ở một công ty quá nghiêm túc, quy củ. Bạn cũng không thể bắt một nhân viên ngại sự thay đổi, lo sợ sự biến đổi làm trong một công ty start up trẻ được. Bởi, khi đặt nhân sự vào trong môi trường không phù hợp, nhân sự đó sẽ không thể kết nối với các thành viên trong công ty, không thể hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp. Từ đó sẽ sinh ra tình trạng chán chường, không muốn làm việc. 

Vì vậy, thay vì chỉ tập trung vào tiềm năng chuyên môn của nhân sự, doanh nghiệp cần đặt những câu hỏi phỏng vấn khai thác sâu hơn về tính cách và độ phù hợp của ứng viên với văn hóa doanh nghiệp mình nhé!

5 khó khăn doanh nghiệp thường gặp trong đào tạo và phát triển nhân sự

Buông lỏng quản lý

Tại một số doanh nghiệp, việc tạo sự thoải mái cho nhân viên bằng cách hạn chế quản lý, giám sát chặt chẽ được coi là một điểm cộng, giúp nhân viên vui vẻ, tăng tinh thần chủ động. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng giữa thoải mái và buông lỏng, buông thả. Thiếu sự sát sao trong quản lý, cập nhật tiến độ và hiệu quả công việc sẽ khiến nhân viên trở nên hời hợt, thiếu trách nhiệm, mất động lực khi làm việc. Bên cạnh đó, buông lỏng quản lý còn đến từ sự yếu kém trong quản lý nhân sự và công việc. Vì vậy, là một người quản lý, bạn cần linh hoạt và phân biệt rõ ràng giữa sự thoải mái và sự buông thả, đồng thời có hành động chấn chỉnh lại khi xuất hiện tình trạng buông thả trong đội ngũ của mình.

Nội bộ doanh nghiệp bất cập

Sự bất cập trong nội bộ doanh nghiệp cũng chính là một trong những yếu tố khiến nhân sự dễ dàng rơi vào chán chường và không nhiệt tình trong công việc. Mặc dù hiện nay, môi trường văn phòng hiện đại đã công bằng và văn minh hơn rất nhiều, nhưng những “cuộc chiến” ngầm chốn công sở vẫn luôn tồn tại. Thay vì tập trung làm việc, nhân viên sẽ mất thời gian để giải quyết, xem xét các vấn đề bất cập trong nội bộ phòng ban, và rộng hơn là trong doanh nghiệp. Điều này làm giảm năng suất làm việc, đồng thời gây ảnh hưởng xấu tới tâm trạng làm việc của nhân viên đó cũng như toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. 

Tại sao cần đào tạo kỹ năng mềm cho nhân sự của doanh nghiệp?

Doanh nghiệp thiếu sự đồng hành trong con đường phát triển sự nghiệp của nhân viên

Bất kì nhân viên nào cũng có carrer path - con đường phát triển sự nghiệp cho riêng mình. Tuy nhiên, để nhân viên có thể thuận lợi phát triển và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân thì còn cần sự hỗ trợ, đồng hành của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có lộ trình phát triển rõ ràng cho vị trí của nhân viên, đồng thời không có sự hỗ trợ đào tạo, trau dồi phát triển kỹ năng, kiến thức cho nhân viên thì nhân viên rất dễ rơi vào hoang mang và nản chí, từ đó không còn muốn cố gắng cống hiến cho công việc. "Muốn đi nhanh thì đi một mình - muốn đi xa thì đi cùng nhau". Vì vậy, doanh nghiệp hãy là người đồng hành cùng nhân viên trong con đường sự nghiệp, vì nhân sự có phát triển tốt thì doanh nghiệp mới phát triển tốt được.

Để giúp nhân viên phát triển kiến thức chuyên môn và kỹ năng giải quyết công việc, nhà quản lý có thể tham khảo các khóa học trên hệ thống của Gitiho hoặc chương trình đào tạo doanh nghiệp Gitiho for leading business- Giải pháp chuyển đổi đào tạo số cho doanh nghiệp

Tổng kết

Trên đây là 4 lý do chính từ phía doanh nghiệp khiến cho nhân viên thiếu nhiệt tình và không muốn tận tâm cống hiến cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có một số lý do như: Chế độ phúc lợi không đảm bảo, lương thưởng không hấp dẫn, mẫu thuẫn giữa các cấp hay nhân viên không có đủ độ gắn kết với doanh nghiệp….Tuy nhiên, bằng việc hiểu rõ 4 yếu tố nêu trên và tìm cách khắc phục, chắc chắc thái độ của nhân viên đối với công việc cũng như doanh nghiệp sẽ chuyển biến theo chiều hướng tích cực, nhiệt tình và tận tâm hơn rất nhiều đó!

Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông