5 chế độ người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động sẽ được hưởng 5 chế độ. Bạn đã biết cụ thể 5 chế độ này là gì chưa. Nếu chưa hãy cùng Gitiho tìm hiểu 5 chế độ mà người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng trong bài viết dưới đây.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 định nghĩa: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.”

5 chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chế độ ốm đau

Chế độ ốm đau là chế độ dành cho người lao động bị ốm đau. Điều kiện hưởng chế độ này đó là: bản thân người lao động ốm đau hoặc con của người lao động ốm đau. Điều kiện cụ thể:

- Bị ốm đau, tai nạn có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ y tế (Tai nạn ở đây không phải là tai nạn lao động, vì tai nạn lao động sẽ có chế độ riêng)

bao-hiem-xa-hoi

Lưu ý:  Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy thì không được hưởng chế độ ốm đau

- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Xem thêm: Điều kiện được hưởng chế đố ốm đau cho người lao động

Chế độ hưu trí

Điều kiện hưởng chế độ hưu trí sẽ căn cứ vào độ tuổi, số năm đóng bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc, điều kiện về suy giảm sức lao động. Khi đáp ứng đủ những điều kiện trên người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được nhận lương hưu khi về già. 

Tuổi nghỉ hưu của người lao động được tính như sau:

  • Làm việc trong điều kiện bình thường:
    • Lao động nam: từ 60 tuổi 6 tháng.
    • Lao động nữ: từ 55 tuổi 8 tháng.
  • Làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại:
    • Lao động nam: từ 55 tuổi 6 tháng.
    • Lao động nữ: từ 50 tuổi 8 tháng.
  • Làm việc trong môi trường khai thác hầm lò từ 15 năm:
    • Lao động nam: từ 50 tuổi 6 tháng.
    • Lao động nữ: từ 45 tuổi 8 tháng.
bao-hiem-xa-hoi

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 142, 143 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

  • Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
  • Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động

Như vậy trong quá trình làm việc, khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì bản thân người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật.

bao-hiem-xa-hoi

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội - Hồ sơ và điều kiện hưởng chế độ Bệnh nghề nghiệp

Chế độ tử tuất

Chế độ tử tuất là một trong các chế độ bắt buộc có trong bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp phần thu nhập của người lao động để đảm bảo cuộc sống cho thân nhân của họ hoặc các chi phí phát sinh do người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội qua đời.

Những quyền lợi được hưởng từ chế độ tử tuất bao gồm:

  • Trợ cấp mai táng (mai táng phí)
  • Trợ cấp hàng tháng
  • Trợ cấp một lần

Xem thêm: Chế độ tử tuất và mức hưởng trong bảo hiểm xã hội

bao-hiem-xa-hoi

Chế độ thai sản

Chế độ thai sản áp dụng cho cả 2 đối tượng lao động nữ và lao động nam. Cụ thể như sau:

  • Lao động nữ mang thai.
  • Lao động nữ sinh con.
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
  • Người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

  • Đối với lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước sinh hoặc nhận con nuôi.
  • Đối với lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian là 12 tháng trước khi sinh con.
  • Người lao động đủ cả 2 điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
bao-hiem-xa-hoi

Kết luận

Trên đây là 5 chế độ mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Có thể thấy bảo hiểm xã hội bắt buộc giống như “phao cứu sinh” có thể “cứu nguy” cho người lao động những lúc cần thiết. Đó cũng là lí do vì sao người lao động bắt buộc phải tham gia loại bảo hiểm xã hội này.

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn học tốt!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông