Bảo hiểm xã hội - Hồ sơ và điều kiện hưởng chế độ Bệnh nghề nghiệp

Nội dung được viết bởi Sabrina

Bệnh nghề nghiệp là điều không thể tránh khỏi trong quá trình lao động. Đó có thể là các bệnh liên quan đến thể chất, cũng có thể là các bệnh liên quan đến tinh thần người lao động. Để hỗ trợ người lao động điều trị bệnh nghề nghiệp và yên tâm công tác, bảo hiểm xã hội đã hỗ trợ người mắc bệnh nghề nghiệp bằng chế độ Bệnh nghề nghiệp. Điều kiện và mức hưởng của chế độ này là gì? Cần chuẩn bị những hồ sơ gì để hưởng? Cùng theo dõi trong bài viết này nhé!

Chương trình học: HRG04 - Pháp luật lao động

Căn cứ pháp lý chế độ bệnh nghề nghiệp

  • Mục 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
  • Tiết 1:2:1, điểm 1:2, khoản 1, Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
  • Khoản 9 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
  • Khoản 2, Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
  • Mục 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

\

Người lao động tham gia bảo hiểm bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi lấy ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức xã hội có liên quan và được rà soát sửa đổi, bổ sung phù hợp với thay đổi về môi trường lao động, thiết bị, công nghệ;

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh trên.

Doanh nghiệp có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp cho BHXH quận / huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

Các khoản không tính vào lương tháng tham gia bảo hiểm xã hội (Phần 1)

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Tùy từng trường hợp cụ thể, hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm:

Trường hợp bị bệnh nghề nghiệp lần đầu

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp (theo mẫu số 05A-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH); bản chính Đơn đề nghị về việc hưởng chế độ BNN (mẫu 01) ban hành kèm theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

- Bản sao Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị BNN (trường hợp điều trị nội trú);

- Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.

- Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm Giấy khám BNN.

- Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về trang cấp PTTGSH (nếu có);

- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (trường hợp thanh toán phí GĐYK).

Trường hợp được giám định lại sau khi bệnh tật tái phát

- Bản chính Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong hệ thống hoặc chưa được cấp mã BHXH đối với trường hợp bị BNN đã được GĐYK nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp).

- Đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp BNN: Biên bản điều tra TNLĐ hoặc kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động; Trường hợp bị TNGT được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường hoặc Biên bản TNGT của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội.

- Trường hợp đang hưởng trợ cấp BNN trước ngày 1/1/2007 đã được trang cấp PTTGSH nay đề nghị trang cấp tiếp: Hóa đơn, chứng từ mua các phương tiện được trang cấp, vé tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp (nếu có).

- Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ lần trước gần nhất của Hội đồng GĐYK đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp.

- Biên bản giám định lại mức suy giảm KNLĐ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng GĐYK.

- Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (Trường hợp thanh toán phí GĐYK).

Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Trường hợp được giám định tổng hợp do đã bị bệnh nghề nghiệp nay tiếp tục bị bệnh nghề nghiệp

- Bản chính Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN (mẫu số 05A-HSB) đối với lần bị BNN sau cùng; trường hợp lần bị BNN trước đó tại đơn vị SDLĐ khác nhưng chưa được giải quyết chế độ thi có thêm bản chính văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị SDLĐ nơi xảy ra BNN (mẫu số 05A-HSB).

- Bản sao Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị BNN của lần điều trị nội trú sau cùng.

- Trường hợp bị BNN điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm KNLĐ:

+ Đối với BNN: Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động.

- Trường hợp đang hưởng trợ cấp BNN trước ngày 1/1/2007 đã được trang cấp PTTGSH nay đề nghị trang cấp tiếp: Hóa đơn, chứng từ mua các phương tiện được trang cấp; vé tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp (nếu có).

- Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK; trường hợp lần bị BNN trước đã được giám định mức suy giảm KNLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của lần giám định đó.

- Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (Trường hợp thanh toán phí GĐYK).

Các chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp

Trợ cấp một lần

  • Chế độ này áp dụng khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.
  • Mức trợ cấp một lần đối với chế độ này được tính như sau: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
  • Ngoài ra, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một 01 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Ví dụ: Người lao động đóng BHXH được 03 năm bị bệnh nghề nghiệp với mức suy giảm là 15%, tiền lương đóng BHXH của tháng gần nhất khi bị bệnh nghề nghiệp là 4.000.000 đồng thì mức trợ cấp nhận được là:

Mức trợ cấp bệnh nghề nghiệp:  [5 + (15 - 5 ) * 0.5 ] * 1.490.000 = 14.900.000 (đồng)

(Mức lương cơ sở hiện nay là: 1.490.000 đồng)

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH: [ 0,5 + ( 3 - 1 ) * 0,3] * 4.000.000 = 4.400.000 (đồng)

Như vậy, trong trường hợp này, người lao động nhận được tổng trợ cấp là: 19.300.000 đồng.

Trợ cấp hàng tháng

  • Áp dụng khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
  • Mức trợ cấp hằng tháng trong trường hợp này được tính như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
  • Ngoài mức trợ cấp này, hằng tháng, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH. Cứ từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH sẽ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Ví dụ: Người lao động đóng BHXH được 03 năm bị bệnh nghề nghiệp với mức suy giảm là 15%, tiền lương đóng BHXH của tháng gần nhất khi bị bệnh nghề nghiệp là 4.000.000 đồng thì mức trợ cấp nhận được là:

Mức trợ cấp bệnh nghề nghiệp:  [30% + (45 - 31 ) *2% ] * 1.490.000 = 864.200 (đồng)

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH: [ 0,5 % + ( 3 - 1 ) * 0,3 %] * 4.000.000 = 44.000 (đồng)

Như vậy, trong trường hợp này, người lao động nhận được tổng trợ cấp là: 908.200 đồng.

Trợ cấp phục vụ

  • Áp dụng khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
  • Bên cạnh các khoản trợ cấp nêu trên, trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì còn được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
  • Thời điểm để hưởng các khoản trợ cấp nêu trên được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
  • Trường hợp người lao động đang làm việc bị chết do bệnh nghề nghiệp, bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Tổng kết

Trên đây là chi tiết về mức hưởng bảo hiểm xã hội theo chế độ bệnh nghề nghiệp và hồ sơ cần chuẩn bị để hưởng chế độ này. Mong rằng bạn đã nắm vững các thông tin này để chuẩn bị thật tốt, đảm bảo quyền lợi của mình.

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông