Bật mí cách phỏng vấn tuyển dụng để "săn" ứng viên chất lượng

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Có thể nói bộ phận tuyển dụng là bộ phận có thể quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp có tuyển được nhân tài hay không tất cả đều dựa vào bộ phận tuyển dụng. Trong bài viết này Gitiho sẽ bật mí cách phỏng vấn để bộ phận tuyển dụng không bỏ sót một ứng viên chất lượng thông qua 3 phương pháp. Cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

Khóa học nghiệp vụ nhân sự tổng hợp

Những cách phỏng vấn tuyển dụng phổ biến nhất

Phỏng vấn theo phương pháp STAR

Phương pháp STAR được viết tắt của 4 chữ: 

  • S -  Situation - Hoàn cảnh (kinh nghiệm đã trải qua)
  • T - Task - Nhiệm vụ (mục tiêu và kết quả đặt ra cho dự án từng làm)
  • A - Action - Hành động (các bước thực hiện dự án, khó khăn, thách thức đã gặp)
  • R - Result - Kết quả (kết quả dự án, kinh nghiệm thu được)
cach-phong-van

Phương pháp này yêu cầu mô tả thật chi tiết những sự kiện, kinh nghiệm mà ứng viên đã từng trải qua từ những công việc đã từng làm.

Bạn có thể đặt câu hỏi để ứng viên kể lại một kinh nghiệm nào đó trong quá trình làm việc của họ, và cách họ giải quyết vấn đề. Bạn cũng có thể đưa ra những nhiệm vụ để ứng viên phân tích những nhiệm vụ này sẽ cho ra những kết quả như thế nào. Ngoài ra bạn có thể đưa ra một kết quả và yêu cầu ứng viên phân tích nguyên nhân của kết quả đó.

=> Có rất nhiều cách để phỏng vấn, nhưng nên đưa vào một tình huống cụ thế, tránh hỏi lý thuyết.

Các bạn có thể đặt những câu hỏi dạng như sau:

  • Quá trình các bước mà ứng viên đã từng thực hiện một dự án.
  • Nêu những khó khăn mà ứng viên đã gặp phải và cách giải quyết.

=> Mục đích của những câu hỏi này là để đánh giá xem cách mà ứng viên giải quyết vấn đề như thế nào.

Xem thêm: Mô hình DISC - Công cụ đánh giá con người trong tuyển dụng (Phần 1)

Phỏng vấn theo phương pháp Followup Question

Đây là phương pháp phỏng vấn hiệu quả nếu bạn biết cách đặt câu hỏi. Bạn sẽ đặt câu hỏi chính, sau đó sẽ đặt những câu hỏi tiếp nối, câu hỏi thăm dò và câu hỏi thúc đẩy. Việc đặt những câu hỏi này sẽ giúp cho ứng viên đào sâu trả lời mở rộng và có những phần mà chúng ta có thể đánh giá được qua hệ thống câu hỏi này. Đây là cách phỏng vấn khai thác triệt để một chủ đề.

cach-phong-van

Ví dụ: Các bạn có thể hỏi những câu hỏi như: Bộ luật lao động 2022 có những điểm gì thay đổi? Hoặc bạn cũng có thể đưa ra những điểm thay đổi trong luật lao động 2022. Sau khi ứng viên trả lời, các bạn có thể đặt một câu hỏi cụ thể trong một nội dung nào đó về hợp đồng lao động,…

Sẽ luôn có những câu hỏi tiếp nối câu trả lời của ứng viên. Đây là cách hỏi rất phong phú và sẽ đặt được rất nhiều câu hỏi

Xem thêm: Mô hình DISC - Công cụ đánh giá con người trong tuyển dụng (Phần 2)

Phỏng vấn theo phương pháp chung

Các bạn có thể đặt những câu hỏi chung như giới thiệu bản thân, lưu ý không hỏi quá sâu vào đời tư cá nhân. Có thể hỏi về kỳ vọng, khai khát, mong muốn về cuộc sống, về sự nghiệp của ứng viên.

Những câu hỏi về trải nghiệm cuộc sống sẽ đánh dấu sự chuyển đổi từ những câu hỏi đơn giản sang phức tạp, và đánh dấu bước chuyển câu hỏi từ phần thông tin cá nhân sang các hoạt động khác để chúng ta tìm hiểu thêm về ứng viên. 

cach-phong-van

Thay vì nhắc lại những gì mà chúng ta đã đọc ở trong CV thì chúng ta sẽ tìm ra những đặc điểm sâu hơn các đặc điểm cá nhân khiến cho thông tin của ứng viên được phong phú hơn.

Ngoài việc muốn biết công việc của ứng viên là gì, nhà tuyển dụng cũng cần biết trách nhiệm của ứng viên trong công việc, cũng như các khó khăn mà ứng viên đã gặp phải. 

Ví dụ: Các bạn sẽ đặt chủ đề nào đó về công việc, các bạn có thể hỏi những câu hỏi như:

  • Trách nhiệm chính của bạn trong công việc đó là gì?
  •  Khó khăn nhất mà bạn gặp phải khi thực hiện công việc là gì?
  • Bạn đã vượt qua khó khăn đó như thế nào? 
  • Bạn đã cải thiện được điều gì trong công việc của bạn?

Ngoài ra bạn có thể hỏi những câu hỏi chuyên ngành, câu hỏi xử lý tình huống. Những câu hỏi xử lý tình huống sẽ giúp chúng ta ghi nhận độ nhạy của ứng viên.

Ví dụ: Bạn có thể đặt ứng viên vào một tình huống như sau: Nếu bạn làm việc trong một nhóm mà ở đó mọi người không hài lòng về bạn thì bạn sẽ giải quyết tình huống đó như thế nào?

Xem thêm: Mô hình DISC - Công cụ đánh giá con người trong tuyển dụng (Phần 3)

Kết luận

Trên đây là 3 cách phỏng vấn trong tuyển dụng nhân sự. Hi vọng 3 cách phỏng vấn này sẽ giúp bạn tìm ra những ứng viên chất lượng phù hợp với doanh nghiệp mà bạn đang làm việc.

Nếu bạn muốn trau dồi những kiến thức về tuyển dụng bạn hãy tham gia ngay khóa học Nhân sự tổng hợp chuyên sâu của Gitiho nhé. Khóa học không chỉ giúp bạn nắm vũng kiến thức về tuyển dụng mà còn giúp bạn hiểu rõ các nghiệp vụ khác trong phòng nhân sự như: Luật BHXH, Luật Thuế TNCN, tư duy Pháp luật, Kỹ năng xử lý tình huống luật, Thanh tra Nhà nước về PLLĐ, nghiệp vụ C&B: Triển khai lương 3P, KPI,…

 

Người làm hành chính nhân sự mới, người trái ngành chuyển sang sẽ có:

  • Kỹ năng Hành chính bao gồm đầy đủ các kỹ năng làm việc, soạn thảo văn bản, giấy tờ, quản lý công văn, tài sản, văn phòng phẩm.
  • Kỹ năng Nhân sự bao gồm xây dựng quy trình quản lý nhân sự, chấm công, tính thuế, bảo hiểm,... trên Excel
  • Bộ Template khóa học Hành chính Nhân sự ứng dụng trực tiếp trong Doanh nghiệp.

Đăng kýHọc thử ngay để trải nghiệm tất cả những kỹ năng cần thiết của một nhân viên Hành chính nhân sự như thế nào nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông