Cách phân biệt hệ màu CMYK và RGB trong thiết kế đồ họa

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Đã bao giờ bạn tự hỏi: "Tại sao bản thiết kế khi in ra lại bị lệch màu so với khi hiển thị trên máy tính?" hay chưa? Tình trạng này xảy ra khi bạn có sự nhầm lẫn giữa 2 hệ màu RGB và hệ màu CMYK đó! Vậy 2 hệ màu này là gì? Đâu là sự khác biệt giữa hệ màu RGB và hệ màu CMYK? Và cách sử dụng chúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Xem thêm: 8 mẹo thiết kế chữ trên ảnh bạn ước mình biết sớm hơn

Phân biệt hệ màu CMYK và hệ màu RGB trong thiết kế đồ họa

Nếu bạn tham gia vào các lớp học thiết kế đồ họa như khóa "Trọn bộ thiết kế với Adobe Photoshop & Illustrator: Từ tư duy đến ứng dụng trong Social Media", bạn sẽ được giới thiệu về hệ màu CMYK và RGB, cũng như cách ứng dụng chúng. Tuy nhiên, nếu bạn tự học thiết kế đồ họa, có thể bạn sẽ bỏ qua kiến thức cơ bản nhưng vô cùng quan trọng này đó! Vì vậy, hãy cùng Gitiho tìm hiểu về cách phân biệt giữa 2 hệ màu CMYK và RGB nhé!

Hệ màu RGB

Hệ màu RGB là gì? 

RGB là tên viết tắt của cơ chế hệ màu cộng. Nó bao gồm các màu sau: R - Red (Màu đỏ); G - Green (Màu xanh lá cây) và B - Blue (Màu xanh dương). Nguyên lý làm việc của hệ màu RGB là phát xạ ánh sáng (hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung:) Từ 3 màu gốc là đỏ, xanh lá cây và xanh dương sẽ sinh ra các màu mang cường độ sáng lớn hơn. Hệ màu RGB có gam màu lớn hơn nhiều so với hệ màu CMYK, đặc biệt là trong vùng huỳnh quang sáng. Vì vậy, nếu muốn hiển thị hình ảnh, nội dung trên những vùng này như website, video, bạn nên lựa chọn màu RGB nhé!

Cách phân biệt hệ màu CMYK và RGB trong thiết kế đồ họa

Khi nào cần sử dụng tới hệ màu RGB?

Vì sở hữu gam màu lớn, đặc biệt trong vùng huỳnh quang sáng, vì vậy, hệ màu RGB là lựa chọn phù hợp cho những ấn phẩm thiết kế số (digital design), các sản phẩm hiện thị trên các thiết bị số như máy tính, điện thoại thông minh, TV, màn hình led.....

Ví dụ: Ấn phẩm truyền thông online trên mạng xã hội, website, quảng cáo trực tuyến, infographics, bộ nhận diện thương hiệu....

Cách phân biệt hệ màu CMYK và RGB trong thiết kế đồ họa

Xem thêm: Không lo cạn kiệt ý tưởng thiết kế nhờ 8 website thú vị

Nên sử dụng định dạng file nào cho file thiết kế bằng hệ màu RGB?

Định dạng file tối nhất cho những thiết kế bằng hệ màu RGB là:

  • PSD: Tệp tiêu chuẩn để lưu giữ các thiết kế nói chung và các thiết kế bằng hệ màu RGB nói riêng. Định dạng này có thể dễ dàng sử dụng và được hỗ trợ đặc biệt tốt trong Adobe Photoshop
  • PNG: Các hình ảnh không có nền
  • JPEG/JPG: Lựa chọn phù hợp, dễ dàng sử dụng ở mọi nền tảng với dung lượng nhẹ nhưng vẫn giữ được chất lượng hình ảnh

Không nên sử dụng các định dạng như EPS, PDF và BMP khi thiết kế bằng hệ màu RGB vì các định dạng này chứa dung lượng lớn và không tương thích với đa dạng nền tảng

Hệ màu CMYK

Hệ màu CMYK là gì?

Nói đến hệ màu trong thiết kế thì song song với RGB, chúng ta cần lưu ý về hệ màu CMYK. Trái ngược với hệ màu RGB (cơ chế hệ màu cộng), CMYK là tên viết tắt của cơ chế hệ màu trừ. Hệ màu CMYK bao gồm những màu sau: 

C = Cyan (Màu xanh)
M = Magenta (Màu hồng)
Y = Yellow (Màu vàng)
K = Black (Đen) 

Vì là cơ chế hệ màu trừ, trái ngược với hệ màu RGB, nên nguyên lý hoạt động của hệ màu CMYK chính là hấp thụ ánh sáng: Vật không tự phát ra ánh sáng, mà vật đó đang phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới. Để hiểu một cách dễ dàng hơn, chúng ta hãy nhớ tới những bài tập trộn màu sắc khi học môn mỹ thuật ở trường:

  • Trộn màu xanh (C) với màu hồng (M) ra màu xanh dương (Blue)
  • Màu M + màu Y = màu đỏ (Red)
  • Màu C + màu Y = màu xanh lá cây (Green)
  • Màu C + M + Y = Màu đen (Black)

Cách phân biệt hệ màu CMYK và RGB trong thiết kế đồ họa

Xem thêm: Ý nghĩa của 3 dạng hình khối cơ bản trong thiết kế đồ họa

Khi nào cần sử dụng tới hệ màu CMYK?

Giờ chúng ta sẽ cùng quay trở lại với câu hỏi ở đầu bài viết: "Tại sao bản thiết kế khi in ra lại bị lệch màu so với khi hiển thị trên máy tính?" Câu trả lời chính là: Khi thiết kế chỉ để hiển thị trên máy tính, bạn cần sử dụng tới hệ màu RGB. Nhưng cần in bản thiết kế đó ra, để bản in và bản hiển thị trên máy tính có màu giống nhau, bạn cần lựa chọn hệ màu CMYK.
Hay nói một cách khác, hệ màu CMYK được sử dụng các các sản phẩm in ấn như bảng hiệu, danh thiếp, sticker, menu, bao bì, tờ rơi, poster...... Bởi các máy in sử dụng 4 mực CMYK để in màu lên các chất liệu. Vì vậy, sử dụng trực tiếp hệ màu này cho bản thiết kế sẽ giúp cho sản phẩm được lên màu chính xác hơn so với hệ màu RGB.

Cách phân biệt hệ màu CMYK và RGB trong thiết kế đồ họa

Nên sử dụng định dạng file nào cho file thiết kế bằng hệ màu CMYK?

Tùy vào nơi in ấn ưu tiên định dạng file nào hơn, bạn có thể gửi file với định dạng tương ứng cho họ. 3 định dạng file tốt nhất và thường được sử dụng cho thiết kế bằng hệ màu CMYK là:

  • PDF: Khác với các ấn phẩm thiết kế số bằng hệ màu RGB, các ấn phẩm in bằng hệ màu CMYK không cần ưu tiên sử dụng được trên nền tảng online, nhưng cần phải tương thích với nhiều phần mềm mở tài liệu, để có thể dễ dàng mở ở bất kì máy tính nào. Vì vậy, không có định dạng nào hoàn hảo hơn PDF 
  • AI: AI là tệp tiêu chuẩn để lưu trữ và chỉnh sửa các thiết kế bằng hệ màu CMYK. Định dạng này có thể dễ dàng sử dụng và được hỗ trợ đặc biệt tốt trong Adobe Illustrators. 
  • EPS: Một lựa chọn khác thay thế cho AI bởi EPS cũng có độ tương thích cao với các phần mềm vector. 

Như vậy, chúng ta có thể tổng kết ngắn gọn để dễ dàng ghi nhớ sự khác biệt giữa hệ màu CMYK và RGB như sau:


Hệ màu RGBHệ màu CMYK

Cơ chế

Hệ màu cộngHệ màu trừ
Trường hợp
sử dụng
Ấn phẩm thiết kế số (hiển thị
trên máy tính, điện thoại...)
Ấn phẩm thiết kế cần in ấn 
Định dạng
phù hợp
PSD, PNG, JPEGPDF, AI, EPS

Cách kiểm tra thiết kế đang ở hệ màu RGB hay CMYK

Cách kiểm tra hệ màu đang sử dụng của bản thiết kế

Khi bạn bắt đầu một thiết kế mới trên Photoshop hoặc Illustrators, bạn có thể lựa chọn được hệ màu RGB hoặc CMYK phù hợp cho thiết kế của mình tại mục Color Mode. 

Tuy nhiên, khi bạn nhận được một file và cần biết file đó đang được thiết kế ở hệ màu RGB hay CMYK để kịp thời điều chỉnh, bạn có thể làm theo cách sau: 

  • Đối với phần mềm Adobe Illustrators: Vào File, chọn Document Color Mode > CMYK (hoặc RGB)
  • Đối với phần mềm Adobe Photoshop: Vào Image, chọn Mode, sau đó lựa chọn hệ màu mà bạn muốn chuyển (CMYK Color, RGB Color,....)

Chuyển từ hệ màu RGB sang CMYK và ngược lại

Nếu muốn chuyển đổi hệ màu của thiết kế từ RGB sang CMYK và ngược lại, bạn có thể làm theo cách sau:

Trong Photoshop:

  • Vào Edit, chọn Convert to profile.
  • Lúc này, trong hộp thoại Convert to Profile, lựa chọn hệ màu muốn chuyển tại mục Destination Space

Trong Illustrators: Vào thẻ Edit, chọn Edit Colors. Sau đó, lựa chọn hệ màu mà bạn muốn chuyển

Lưu ý khi chuyển hệ màu RGB sang CMYK và ngược lại

Vì là 2 cơ chế hệ màu khác nhau, có nguyên lý hoạt động khác nhau, vì vậy khi chuyển từ RGB sang CMYK hoặc ngược lại sẽ không tránh khỏi tình trạng màu bị lệch nhau trước và sau khi chuyển. Tùy theo màu ban đầu mà màu sau khi chuyển có thể sáng hơn hoặc tối hơn. Vì vậy, đừng quên chỉnh sửa lại thông số của từng màu để đạt được kết quả tốt nhất nhé!

Trọn bộ cách dùng phần mềm thiết kế đồ họa trong Social Media cho người mới bắt đầu

Tổng kết

Hiểu được hệ màu thiết kế là một trong những nguyên tắc cơ bản đầu tiên và quan trọng để sở hữu những bản thiết kế đẹp mắt. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể ghi nhớ được sự khác biệt giữa hệ màu RGB và CMYK, cũng như cách sử dụng từng hệ màu sao cho hợp lý và đạt được hiệu quả cao nhất. 

Chúc bạn học tốt!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông