Đóng thuế TNCN (thu nhập cá nhân) là nghĩa vụ của người lao động. Tuy nhiên, có những khoản thu nhập sẽ được giảm trừ thuế. Các bạn kế toán thuế có thể tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Khoản giảm trừ thuế TNCN là những phần làm giảm thu nhập tính thuế, đồng thời làm giảm đi thuế TNCN mà người lao động phải nộp. Các khoản giảm trừ này có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập tính thuế vì chúng ta có công thức tính thuế TNCN như sau:
Có các khoản được giảm trừ thuế TNCN bao gồm:
Ví dụ: Bạn có thu nhập từ 2 công ty (đều là hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên) thì bạn có thể lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh ở 1 trong 2 công ty.
Trường hợp trong năm tính thuế chưa giảm trừ hoặc chưa giảm trừ đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế.
Ví dụ: Các bạn vào làm ở công ty X vào tháng 05/2021; các bạn ủy quyền cho công ty X quyết toán thuế TNCN của bạn. Khi đó các bạn sẽ được giảm trừ ở công ty X là 132 triệu đồng từ tháng 01 đến tháng 12 mặc dù các bạn bắt đầu làm việc từ tháng 5.
Ví dụ 1: Ông Mike đến Việt Nam ngày 15/02/2020 làm việc liên tục đến ngày 25/11/2020 thì về nước. Ông Mike đã ở Việt Nam 284 ngày là cá nhân cư trú và được giảm trừ gia cảnh từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2020.
Ví dụ 2: Bà Demi ở Việt Nam liên tục từ 20/10/2020 đến 25/04/2021 thì về nước, suy ra bà Demi đã ở Việt Nam từ 187 ngày. Do đó bà được tính là cá nhân cư trú và được giảm trừ gia cảnh từ tháng 10 năm 2020 đến hết tháng 4 năm 2021.
Nếu người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Ví dụ: Chị X sinh con vào tháng 02/2020 nhưng đến tháng 12/2020, công ty chị X làm việc mới đăng ký người phụ thuộc là đứa con mới sinh cho chị X, thời điểm tính giảm trừ là tháng 02/2020 thì con của chị X được tính giảm trừ từ tháng 02/2020 cho đến hết tháng 12/2020 khi quyết toán thuế TNCN.
Các đối tượng được tính là người phụ thuộc bạn có thể tham khảo trong hình ảnh sau:
Xem thêm: Giảm trừ gia cảnh là gì? Mức giảm trừ gia cảnh 2022 có gì thay đổi?
Hiện nay, tỷ lệ các khoản bảo hiểm trích theo lương của người lao động là BHXH (8%), BHYT (1,5%), BHTN (1%). Số tiền bảo hiểm được trừ vào lương hàng tháng của người lao động sẽ được giảm trừ khi tính thuế TNCN.
Ví dụ: Thu nhập của chị X là 20.000.000 đồng (không bao gồm các khoản không phải đóng BHXH) thì tiền giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm khi tính thuế TNCN là 20.000.000 x (8% + 1,5% + 1%) = 2.100.000 đồng.
Xem thêm: Phương pháp quyết toán thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 2 nơi trở lên
Yêu cầu tính thu nhập tính thuế tháng 1 của chị X.
Tình huống: Tháng 1 năm 2021, chị X có tổng thu nhập là 20.000.000 đồng, không có khoản nào được miễn thuế và không bao gồm các khoản không phải đóng BHXH. Chị X có 01 người phụ thuộc được giảm trừ.
Bước 1: Tính thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập = 20.000.000 đồng
Bước 2: Tính thu nhập tính thuế
Giảm trừ bản thân | 11.000.000 đồng |
Giảm trừ người phụ thuộc | 4.400.000 đồng |
Giảm trừ với các khoản đóng góp (BHXH hưu trí) | 20.000.000 x (8% + 1,5% + 1%) = 2.100.000 đồng |
Tổng các khoản giảm trừ | 17.500.000 đồng |
Thu nhập tính thuế của chị X được tính theo công thức sau:
Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn kế toán trong quá trình tính thuế TNCN cho nhân sự trong công ty. Đừng quên đón đọc những bài viết mới trên Gitiho để cập nhật những kiến thức hay cho công việc kế toán doanh nghiệp nhé.
Chúc các bạn học tập hiệu quả!
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!