Phương pháp quyết toán thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 2 nơi trở lên

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Tính thuế thu nhập cá nhân với người chỉ làm 1 nơi thì chắc hẳn kế toán viên nào cũng thuần thục, nhưng làm thế nào để tính thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 2 nơi trở lên thì sẽ ít nhiều gây bối rối. Trong bài viết này, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn phương pháp quyết toán thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 2 nơi trở lên. 

Phương pháp quyết toán thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 2 nơi trở lên

Câu hỏi thường được đặt ra khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 2 nơi trở lên là làm thế nào để lựa chọn giảm trừ gia cảnh và giảm trừ người phụ thuộc

Phương pháp quyết toán thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 2 nơi trở lên

Xem thêm: Các khoản thu nhập được giảm trừ thuế TNCN của người lao động

Căn cứ để lựa chọn giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 2 nơi trở lên

Căn cứ vào điểm c, khoản 1, điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài Chính, có nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh như sau:

c.1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế;


c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại một thời điểm (tính đủ tháng), người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi


c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế

Theo đó: 

  • Nếu cá nhân nộp thuế có kí hợp đồng lao động trên 3 tháng ở 2 nơi khác nhau được phép lựa chọn giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân  bằng cách lựa chọn giảm trừ gia cảnh bản thân tại 1 nơi và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại nơi khác.
  • Việc giảm trừ gia cảnh này không ảnh hưởng tới nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân nếu đảm bảo theo nguyên tắc và hướng dẫn tạo điểm c, khoản 1, điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC

Như vậy: 

  • Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi…
  • Đối với cá nhân có thu nhập bao gồm tiền lương từ hợp đồng lao động được ký từ 3 tháng trở lên tại 1 nơi và thu nhập vãng lai khác (bình quân không quá 10 triệu đồng/năm) đã khấu trừ 10% thuế nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế
  • Đối với cá nhân có thu nhập bao gồm tiền lương từ hợp đồng lao động được ký từ 3 tháng trở lên tại 1 nơi và có thu nhập vãng lai chưa khấu trờ thuế thì phải tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân
  • Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động trên 3 tháng ở cả 2 nơi thì được phép chọn 1 nơi để đăng ký giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân
    • Tại công ty đăng ký giảm trừ gia cảnh: Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần sau khi đã giảm trừ gia cảnh cá nhân
    • Tại công ty cá nhân không đăng ký giảm trừ gia cảnh: Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần theo quy định, không tính giảm trừ.

Phương pháp quyết toán thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 2 nơi trở lên

  • Mức giảm trừ gia cảnh: Các khoản giảm trừ trên là số tiền được trừ trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú

Cách quyết toán thuế thu nhập cá nhân có thu nhập 2 nơi trở lên

  • Giảm trừ bản thân: 9 triều đồng/tháng; 108 triệu đồng/năm
  • Giảm trừ người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng/người phụ thuộc
  • Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập nên khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì được phép lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại 1 nơi
  • Nếu trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ bản thân hoặc giảm trừ chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thuế thu nhập cá nhân
  • Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân nếu đã đăng ký thuế và có mã số thuế. Chỉ được giảm trừ một lần đối với mỗi người phụ thuộc vào 1 người nộp thuế trong năm tính thuế.

Ví dụ

Để hiểu rõ được cách quyết toán thuế thu nhập cá nhân, hãy cùng nhau xét ví dụ sau:

Bà H năm 2016 có thu nhập ở 2 công ty là A và B lần lượt với thu nhậ là 8 triệu/tháng và 7 triệu/tháng. Tổng thu nhập của bà H là 15 triệu đồng/tháng. Bà có 2 con nhỏ và đã làm thủ tục giảm trừ phụ thuộc 3,6 triệu đồng/người/tháng, 2 con là 7,2 triệu đồng/tháng. Vậy quyết toán thuế thu nhập cá nhân với bà H như thế nào? Bà H có cần nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Chúng ta làm như sau:

  • Tại công ty A: Bà H chọn giảm trừ bản thân 9 triệu đồng/tháng theo quy định nên thu nhập chịu thuế của bà H là 8 triệu đồng/tháng - 9 triệu giảm trừ bản thân <0
  • Tại công ty B: Bà H chọn giảm trừ phụ thuộc 02 con nhỏ = 7,2 triệu đồng/tháng theo quy định nên thu nhập chịu thuế của bà H là  7 triệu đồng/tháng - 7,2 triệu đồng/tháng < 0
  • Vậy tại cả 2 công ty, bà H không phát sinh thuế thu nhập cá nhân 

Xem thêm: Hướng cách dẫn kê khai thuế TNCN và tạm nộp theo quý

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết trên, Gitiho đã chia sẻ với các bạn phương pháp quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Chúc bạn áp dụng thành công! Đừng quên theo dõi những bài viết khác trên blog Gitiho.com nhé!

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông