Các quy định cần biết về chấm dứt hợp đồng lao động

Nội dung được viết bởi Lực td

Chấm dứt hợp đồng lao động là chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ lao động. Vậy các trường hợp nào sẽ phải chấm dứt hợp đồng? các bên có được đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

HRG04 - Khoá học pháp luật lao động

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

Theo Điều 34, Bộ Luật lao động 2019 đã quy định rõ về các trường hợp chấm dứt lao động bao gồm:

  • Hết hợp đồng lao động;
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Người lao động bị kết án tù, tử hình hoặc bị cấm làm việc theo bản án;
  • Người lao động là người nước ngoài bị trục xuất;
  • Người lao động qua đời, mất tích hoặc  bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người sử dụng lao động qua đời, mất tích hoặc bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người lao động bị sa thải;
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng quy định;
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng quy định;
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định;
  • Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Người lao động không đạt yêu cầu khi thử việc hoặc một bên hủy thỏa thuận thử việc.

Xem thêm: Hợp đồng lao động là gì? các quy định về hợp đồng lao động

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

hợp đồng lao động

Người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:

  • Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp động lao động xác định thời hạn từ 12 - 36 tháng;
  • Ít nhất 3 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng;
  • Với ngành, nghề, công việc đặc thù thì được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Người lao động không phải báo trước cho người sử dụng lao động trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm hoặc không được đảm bảo đủ điều kiện như đã thỏa thuận;
  • Không được trả đủ lương hoặc không được trả lương đúng thời hạn;
  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập, cưỡng bức hoặc có hành vi nhục mạ gây ảnh hưởng tới nhân phẩm hoặc sức khỏe. 
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Lao động nữ phải nghỉ việc vì mang thai;
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu;
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực gây ảnh hưởng tới thỏa thuận hợp đồng lao động.

Xem thêm: Các nguyên tắc quan trọng khi giao kết hợp đồng lao động (Phần 1)

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Theo Điều 36, Bộ luật lao động 2019 đã chỉ rõ, người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;
  • Người lao động bị ốm đau, tại nạn đã điều trị liên tục nhưng khả năng lao động chưa thể hồi phục. 
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc do thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước;
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định;
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu;
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lí do chính đáng từ 05 ngày làm việc trở lên;
  • Người lao động không cung cấp thông tin trung thực làm ảnh tới việc tuyển dụng người lao động.

Giống như người lao động, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì người sử dụng lao động cũng cần tuân thủ theo thời hạn báo trước như sau:

  • Ít nhất 45 ngày với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
    • Ít nhất 30 ngày với hợp đồng lao đồng xác định thời hạn từ 12-36 tháng;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng xác định thời hạn dưới 12 tháng.

Xem thêm: Các nguyên tắc quan trọng khi giao kết hợp đồng lao động (Phần 2)

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Người lao động nếu vi phạm các quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động sẽ phải chịu các bất lợi sau:

  • Không được trợ cấp thôi việc;
  • Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước;
  • Phải hoàn trả cho người lao động chi phí đào tạo theo quy định.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định sẽ phải chịu các bất lợi sau:

  • Phải nhận người lao động lại làm việc;
  • Phải trả tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không có việc;
  • Phải trả thêm người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng lương theo hợp đồng lao động;
  • Trả người lao động các khoản trợ cấp thôi việc ,trợ cấp mất việc khi đã quay trở lại làm việc;
  • Nếu người sử dụng lao động vi phạm thời hạn báo trước thì sẽ phải trả khoản tiền tương ứng với tiền lương.

Tổng kết

Trên đây là những quy định bạn cần biết về chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên. Cả người lao động lẫn người sử dụng lao động cần nắm rõ các điều luật nhắm tránh xảy ra hành vi vi phạm pháp luật.

Để trở thành một chuyên viên Hành chính - Nhân sự, bạn cần nắm rõ quy định về các loại hợp đồng, bảo hiểm, thuế và rất nhiều kiến thức khác. Tham khảo khóa học HRG04 - Khoá học pháp luật lao động để trau đồi thêm kiến thức, vừng vàng trở thành một nhân viên Hành chính - Nhân sự tài năng nhé!

Chúc bạn học tốt!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông