Bạn đã nắm được cơ bản về khái niệm tư duy phản biện và nhận thức được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống. Tuy nhiên bạn chưa chắc mình đã hiểu đúng và đủ những lý thuyết mà bạn đã đọc trước đó?
Đừng lo lắng, hôm nay Gitiho sẽ chia sẻ các ví dụ về tư duy phản biện đơn giản, dễ hiểu nhất trong cuộc sống. Cùng xem nhé!
Tư duy phản biện đề cập đến khả năng suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá vấn đề trước các tình huống một cách độc lập và sáng tạo để từ đó đưa các giải pháp, quyết định hợp lý, khách quan. Cùng xem một số ví dụ để hiểu hơn về kỹ năng này nhé:
Trong quá trình phát triển một ứng dụng di động, đã có sự tranh luận xảy ra giữa Tester và Dev với quan điểm khác nhau trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng trên app.
Tester đề xuất rằng cần phải thay đổi một số cách thức tương tác với ứng dụng để làm cho trải nghiệm người dùng tốt hơn như thay đổi cách hiển thị thông tin hoặc tối ưu hóa các chức năng sao cho dễ sử dụng.
Trong khi đó, Dev cho rằng việc thay đổi này có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc code hiện tại, gây khả năng gây lỗi và tăng thời gian để triển khai. Anh ấy cho rằng việc này không cần thiết và có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của ứng dụng.
Có thể thấy, khi Dev tiếp nhận thông tin và phản hồi từ Tester, anh ấy đã suy nghĩ, phân tích và lập luận để phản biện về ý tưởng của Tester. Nếu như anh ấy chấp nhận góp ý của Tester vô điều kiện có thể gây chậm tiến độ và ảnh hưởng chung tới toàn bộ dự án.
Thay vào đó, Dev đã đưa ra giải pháp là sẽ ghi nhận ý kiến đóng góp của Tester, nhưng sẽ nghiên cứu phương án tốt hơn để vừa có trải nghiệm người dùng tốt mà vẫn giữ độ ổn định cho app. Đồng thời, nếu khả thi, Dev sẽ triển khai vào đợt cải tiến ứng dụng tiếp theo chứ không phải ngay bây giờ.
Như bạn thấy, việc trau dồi tư duy phản biện là việc vô cùng cấp thiết cho dù bạn đang làm ở bất cứ vị trí hay ngành nghề nào. Để không cuốn vào vòng xoáy chỉ biết làm việc như một cái máy, “chỉ đâu đánh đó”, không có tiếng nói trong công việc, học tư duy phản biện ngay và thực hành nó thường xuyên với các khóa sau của Gitiho:
Trong học tập và phát triển cá nhân, tư duy phản biện giúp chúng ta tránh tiếp nhận tất cả kiến thức một cách mù quáng, khuyến khích sự sáng tạo, khả năng phân tích, đánh giá, phê duyệt, so sánh và đối chiếu thông tin.
Ví dụ 1: Khi bạn muốn bắt đầu theo đuổi một ngành nghề nào đó, không phải là vì “ngành này đang hot”, “bố mẹ bắt học”, “tôi nghe người khác khuyên”. Chẳng hạn bạn đang có dự định học Marketing, hãy áp dụng tư duy phản biện bằng cách bắt đầu với những câu hỏi sau:
Qua việc đặt ra các câu hỏi này, bạn có thể xác định rõ mục tiêu, cách học và cả phạm vi của việc áp dụng kiến thức, giúp tạo nên một hành trình học tập có tổ chức và hiệu quả.
Ví dụ 2: Trong một buổi học về AI, người thuyết trình đề cập rằng AI có thể thay thế hoàn toàn vai trò của người làm Content trong tương lai, từ viết kịch bản, sáng tạo nội dung cho đến tổng hợp thông tin,...
Khi tiếp nhận thông tin này, khán giả ở bên dưới đã phản biện lại rằng “AI chỉ là công cụ hỗ trợ người sáng tạo nội dung, chứ hoàn toàn không thể thay thế hoàn toàn họ”, với những luận điểm như sau:
Quan điểm của người thuyết trình có hoàn toàn đúng chưa? Bạn đồng tình ở điểm gì hay có quan điểm đối lập như thế nào?
Đặt câu hỏi cho người thuyết trình:
Đề xuất giải pháp: Thay vì sử dụng AI để thay thế vị trí của một content, tại sao bạn không đào tạo nhân viên content đó ứng dụng AI để làm việc nhanh chóng, hiệu quả hơn?
Gần đây, tôi đang quan tâm đến việc tìm một sản phẩm kem dưỡng da cho mùa đông này và tôi đã đọc một bài đánh giá rất tích cực về một nhãn hàng mới trên một trang web uy tín. Bài viết đánh giá mô tả kem dưỡng da này là sản phẩm "kỳ diệu", giúp cải thiện da một cách đáng kinh ngạc, được đánh giá cao từ người viết bài.
Tuy nhiên, tôi không tiếp nhận thông tin một cách thụ động, mù quáng. Tôi đã tìm kiếm thêm thông tin trên các trang web hoặc diễn đàn làm đẹp khác và phát hiện ra rằng có nhiều người dùng không hài lòng với sản phẩm này. Có những đánh giá chân thực về khả năng kích ứng của sản phẩm, mùi hương không dễ chịu, hoặc thậm chí là không có hiệu quả như quảng cáo.
Tôi quay lại bài Review ban đầu, tôi thấy có một dòng nhỏ "Bài viết này được tài trợ" ở đầu trang. Giờ thì tôi đã chắc chắn bài viết đó không phải là một đánh giá độc lập và khách quan, mà có thể là một hình thức quảng cáo hoặc tài trợ từ nhãn hàng.
Bản chất của tư duy phản biện là chúng ta liên tục đặt ra các câu hỏi trước các tình huống để hiểu sâu hơn vấn đề, khuyến khích quá trình tìm kiếm thông tin, chứng minh cho luận điểm.
Một số câu hỏi bạn nên dùng thường xuyên để thực hành rèn luyện tư duy phản biện:
Tại sao?
Làm như thế nào?
Hỏi về cách tiếp cận khác:
Ai?
Tầm ảnh hưởng và thay đổi:
Tìm hiểu sự khác biệt và tương đồng:
Nhược điểm, hạn chế:
Đưa ra bằng chứng:
Đứng từ góc độ khác:
Xem thêm: Top 12 cuốn sách tư duy phản biện hay và đáng đọc nhất
Trên đây là các ví dụ về tư duy phản biện thực tế, bám sát trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Hy vọng bạn có thể hiểu hơn về tư duy phản biện để sớm áp dụng và rèn luyện kỹ năng này. Chúc bạn thành công!