Cách sử dụng hàm IF nâng cao trong Excel

G-LEARNING22/11/2022

Tất tần tật cách sử dụng hàm IF trong Excel từ cơ bản đến nâng cao. Nắm vững kiến thức về hàm IF chỉ sau 4 ví dụ với tình huống thực tế và hướng dẫn cách xử lý chi tiết.

Hàm IF trong Excel là một hàm điều kiện được hiểu như cấu trúc nếu…thì trong tiếng Việt. Hàm IF làm việc theo cơ chế nếu thỏa mãn điều kiện, nó sẽ trả về một giá trị nào đó. Trong thực tế sử dụng, chúng ta thường có rất nhiều điều kiện cần xét, vì vậy để có thể thoả mãn được nhiều điều kiện cùng lúc, chúng ta sẽ phải lồng nhiều hàm IF vào nhau.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và biết cách sử dụng hàm IF nâng cao để giúp các bạn áp dụng hiệu quả vào công việc của mình hơn nhé.

Để hiểu rõ hơn về các hàm tính toán của Excel, các bạn hãy đọc chi tiết ở bài sau: Hướng dẫn cách viết các hàm trong Excel chi tiết dễ hiểu nhất

Đăng ký khoá học Tuyệt đỉnh Excel - Trở thành bậc thầy Excel trong 16 giờ

Công thức hàm IF trong Excel

Công thức hàm IF khá là đơn giản và dễ hiểu, cụ thể được chia làm hai loại:

Hàm IF cơ bản

Công thức: =IF(logical_test,”Value_IF_TRUE”,”Value_IF_FALSE”)

logical_test là điều kiện xét. Nếu thỏa mãn điều kiện thì hàm sẽ trả về giá trị đúng là Value_IF_TRUE, nếu không thỏa điều kiện thì hàm trả về giá trị sai tức là Value_IF_FALSE.

Hàm IF nâng cao hay hàm IF lồng nhau

Trong thực tế tính toán, ta sẽ có hơn 1 điều kiện để xét cho ra một kết quả nào đó. Người ta có thể kết hợp nhiều hàm IF với nhau còn gọi là hàm IF lồng hay hàm IF nhiều điều kiện.

Công thức: =IF(logical_test_1,”Value_IF_TRUE_1”,IF(logical_test_2,”Value_IF_TRUE_2”,”Value_IF_FALSE_3”))

Tức là ta có thể hiểu:

Nếu thỏa điều kiện 1 thì trả về giá trị 1, nếu không thỏa xét tiếp điều kiện 2.

Nếu thỏa điều kiện 2 thì trả về giá trị 2, nếu không thì trả về giá trị 3.

Xem thêm: Cách sử dụng hàm IF nhiều điều kiện trong Excel như thế nào?

Những điều cần nhớ khi sử dụng hàm IF nâng cao

Hàm IF nhiều điều kiện khá đơn giản để sử dụng. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay mắc phải các lỗi khi không để ý. Để cải thiện công thức hàm IF lồng nhau và tránh những lỗi thông thường, hãy luôn nhớ 3 điều cơ bản sau:

  • Trong Excel 2007-2016, bạn có thể kết hợp đến 64 điều kiện. Tuy nhiên, trong các phiên bản cũ hơn, cụ thể từ Excel 2003 về trước, bạn chỉ có thể dùng tối đa 7 điều kiện.
  • Luôn xét tới thứ tự các điều kiện trong công thức hàm IF nhiều điều kiện – nếu điều kiện đầu tiên đúng, những điều kiện phía sau sẽ không được xét tới.
  • Nếu công thức của bạn có nhiều hơn 5 chức năng hàm IF, hãy chuyển qua các công thức tối ưu hơn.

Xét các ví dụ từ cơ bản đến nâng cao

Để hiểu hơn cách dùng của hàm IF, hãy xem các ví dụ cụ thể dưới đây nhé:

Ví dụ 1: Sử dụng hàm IF đơn giản

Ở bảng kết quả thi dưới đây chúng ta sẽ đánh giá học sinh nào đỗ học sinh nào trượt bằng hàm IF.

Điều kiện: Điểm số lớn hơn hoặc bằng 5

Giá trị 1: Đỗ

Giá trị 2: Trượt

Cú pháp của hàm IF sẽ là: =IF(D7>=5, “Đỗ”, “Trượt”)
 

D7 là ô chứa giá trị điểm số.

Cách sử dụng hàm IF nâng cao trong Excel

 

Sử dụng hàm IF cơ bản

Ví dụ 2: Sử dụng hàm IF lồng nhau

Giả sử bạn có một danh sách học sinh ở cột A và điểm số tương ứng ở cột B, bạn muốn phân loại ra theo những điều kiện sau:

Excellent: trên 249

Good: từ 200 đến 249

Satisfactory: từ 150 đến 199

Poor: dưới 150

Để phân loại kết quả tự động dựa vào số điểm ở cột B, bạn cần dùng hàm IF nhiều điều kiện. Công thức hàm IF ở hàng C2 của Brian sẽ như sau:

=IF(B2>249, “Excellent”, IF(B2>=200, “Good”, IF(B2>150, “Satisfactory”, “Poor “)))
 

Và đây là kết quả:

Sử dụng hàm if nhiều điều kiện

Tổng kết

Trên đây là những hướng dẫn cụ thể để bạn có thể sử dụng lệnh IF trong excel. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu và áp dụng hàm IF này trong trang tính cụ thể của mình. 

Khóa học liên quan

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông