Nội dung chính
Trong phần 1 của bài viết, Gitiho đã mang đến cho các bạn đọc những điều cơ bản sơ khai về hàm IF nhiều điều kiện. Ở phần 2 này, bạn đọc sẽ được khám phá những kiến thức nâng cao hơn về hàm IF nhiều điều kiện. Cùng đọc bài viết phía dưới đây nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết các hàm trong Excel chi tiết dễ hiểu nhất
Hãy cùng xem ví dụ dưới đây:
Giả sử giá cả hàng hoá sẽ thay đổi phụ thuộc vào số lượng cụ thể. Và bạn muốn viết một công thức tính toán tổng giá với số lượng hàng hoá bất kì và đưa vào một ô nhất định. Nói cách khác, công thức của bạn cần kiểm tra các điều kiện và thực hiện phép tính tuỳ vào số lượng hàng và giá cả được tính như sau:
Số lượng hàng | Giá cả mỗi đơn vị |
1 đến 10 | $20 |
11 đến 19 | $18 |
20 đến 49 | $16 |
50 đến 100 | $13 |
Trên 101 | $12 |
Công việc này có thể được thực hiện bằng cách dùng hàm IF nhiều điều kiện. Cách hiểu tương tự như ví dụ ở phần 1 bài viết, tuy nhiên điểm khác biệt duy nhất là bạn nhân số lượng hàng cụ thể với giá trị được trả bởi hàm IF (ví dụ: giá tiền tương ứng mỗi đơn vị hàng)
Giả sử người dùng đã nhập số lượng hàng vào ô B8, công thức sẽ như sau:
=B8*IF(B8>=101, 12, IF(B8>=50, 13, IF(B8>=20, 16, IF( B8>=11, 18, IF(B8>=1, 20, “”)))))
Kết quả thu được sẽ như thế này:
Giả sử thay vì đặt sẵn giá cả hàng hoá trong công thức, bạn có thể dẫn tới các ô có chứa giá trị này (ô B2 đến B6). Phương pháp này sẽ giúp bạn thay đổi nguồn dữ liệu đầu vào mà không cần thay đổi công thức.
=B8*IF(B8>=101,B6, IF(B8>=50, B5, IF(B8>=20, B4, IF( B8>=11, B3, IF(B8>=1, B2, “”)))))
Kết quả hiển thị như sau:
Hoặc bạn có thể thêm điều kiện IF nữa giúp chặn trên, chặn dưới hoặc chặn cả 2 đầu của khoảng giá trị. Khi số lượng không nằm trong khoảng giá trị, công thức sẽ hiện thị cụm từ “out of the range”. Ví dụ:
=IF(OR(B8>200,B8<1), “Qty. out of range”, B8*IF(B8>=101,12, IF(B8>=50, 13, IF(B8>=20, 16, IF( B8>=11, 18, IF(B8>=1, 20, “”))))))
Dùng hàm IF nhiều điều kiện trong Excel không đòi hỏi phương pháp, công thức cao siêu. Để cải thiện công thức hàm IF nhiều điều kiện và tránh những lỗi thông thường, hãy luôn nhớ 3 điều cơ bản sau:
Tuyệt đỉnh Excel - Trở thành bậc thầy Excel trong 16 giờ
Đế tránh khỏi mức giới hạn 7 điều kiện trong hàm IF nhiều điều kiện ở những phiên bản Excel cũ và giúp công thức của bạn trở nên ngắn gọn và nhanh hơn, bạn có thể chọn những phương pháp sau thay thế cho hàm IF với nhiều điều kiện.
Giống như các hàm Excel khác, hàm CONCATENATE có thể bao gồm 30 điều kiện trong các phiên bản Excel cũ và 255 điều kiện trong bản Excel 2016 – 2007.
Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng hàm CONCATENATE để nối chuỗi, nối ô trong Excel
Ví dụ: Để trả các kết quả khác nhau dựa vào giá trị trong ô B2, bạn có thể dùng một trong số những công thức sau:
=IF(B2>249, “Excellent”, IF(B2>=200, “Good”, IF(B2>150, “Satisfactory”, “Poor “)))
=CONCATENATE(IF(C1=”a”, “Excellent”, “”), IF(C1=”b”, “Good”, “”), IF(C1=”c”, “Poor “, “”))
=IF(B2=”a”, “Excellent”, “”) & IF(B2=”b”, “Good”, “”) & IF(B2=”c”, “Poor “, “”) & IF(B2=”d”, “Poor “, “”)
Trong phần 2 này, Gitiho đã cùng bạn hiểu thêm về hàm IF nhiều điều kiện qua tìm hiểu cách sử dụng và các hàm có thể dùng để thay thế cho hàm IF nhiều điều kiện như hàm VLOOKUP/HLOOKUP, phương pháp nối chuỗi, hàm CONCATENATE..... Hy vọng bạn có thể ứng dụng những kiến thức về hàm IF nhiều điều kiện này vào trong công việc, và đừng quên cập nhật những kiến thức thú vị khác về Excel trên blog Gitiho.com nhé!
Bài viết tham khảo khác:
Hướng dẫn cách dùng hàm index trong Excel chi tiết nhất
Hướng dẫn cách copy chỉ những giá trị hiển thị sau khi lọc trong Excel
Hướng dẫn cách sắp xếp ngày trong Excel
Hướng dẫn cách dùng hàm VLOOKUP qua các ví dụ từ cơ bản đến nâng cao
HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG HÀM IF VỚI NHIỀU ĐIỀU KIỆN: AND, OR, HÀM IF LỒNG NHAU VÀ HƠN THẾ
Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Excel Cơ Bản
0 Bình luận