Việc tuân thủ trong một doanh nghiệp là một phần không thể bỏ qua trong quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cho dù công ty hoạt động ở bất kỳ ngành nghề/lĩnh vực nào. Bài viết này sẽ mô tả công việc (Job Description) của nhân viên kiểm soát tuân thủ để các bạn tham khảo.
Đăng ký khóa học Tuyển dụng thực chiến cho người mới bắt đầu
Cách thức mà một doanh nghiệp quản lý việc tuân thủ (kiểm soát tuân thủ) nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng vô cùng lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên. Việc yếu kém trong thực hiện hoạt động kiểm soát tuân thủ có thể dẫn đến tốn kém chi phí hoặc tạo ra sự phức tạp song lại không đem lại hiệu quả giúp phòng ngừa trước cho các rủi ro kinh doanh có thể xảy ra cũng như gây thất thoát các khoản chi phí lớn khắc phục rủi ro về lâu về dài.
Cán bộ nhân viên vi phạm các quy tắc tuân thủ nội bộ của công ty có thể dẫn đến phá hủy hệ thống văn hóa doanh nghiệp dày công gây dựng, vi phạm các kỷ luật lao động, không tuân thủ quy trình quy định đặt ra, ảnh hưởng lớn đến hiệu suất lao động, hoặc thậm chí là các thiệt hại bằng tiền như: tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, kiện tụng, mất danh tiếng, v.v.
Nói một cách ngắn gọn dễ hiểu là: Hoạt động kiểm soát tuân thủ nhằm bảo vệ doanh nghiệp.
Chú trọng vào hoạt động kiểm soát tuân thủ sẽ giúp Doanh nghiệp: tránh lãng phí chi phí không đáng có, chống gian lận trong hệ thống, chống lạm dụng, chống vi phạm và xâm phạm.
Chương trình hay kế hoạch kiểm soát tuân thủ thực sự cần được đặt ra và thực hiện nghiêm túc ở quy mô toàn Công ty, từ việc quản lý tuân thủ các quy định bên ngoài và chính sách nội bộ đến việc đào tạo toàn diện cho nhân viên. Bằng cách đảm bảo tất cả các bộ phận và nhân viên đang làm việc trong trạng thái đáp ứng và duy trì các tiêu chuẩn, bạn có thể giảm thiểu rủi ro về các lỗi và vi phạm lớn.
Nhằm giữ cho doanh nghiệp tránh được những vấn đề trên, sự có mặt của bộ phận kiểm soát tuân thủ là vô cùng cần thiết, trực tiếp là nhân viên kiểm soát tuân thủ.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký lại nội quy lao động theo quy định mới nhất
Trong bảng dưới đây, tôi muốn chia sẻ về mô tả công việc, các tiêu chí đo lường cũng như các tiêu chuẩn cần thiết của vị trí nhân viên kiểm soát tuân thủ trong một doanh nghiệp bất động sản hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần Tập đoàn.
I | VỊ TRÍ CÔNG VIỆC | |||||
1 | Tên vị trí chức danh | Mã hiệu | Phòng/Ban | Cấp quản lý trực tiếp | ||
| Nhân viên kiểm soát tuân thủ |
| Ban Kiểm soát | Trưởng ban kiểm soát | ||
II | MỤC TIÊU CÔNG VIỆC | |||||
1. | Đảm bảo sự tuân thủ các quy định của pháp luật và của tập đoàn về thực thi các quy định quản lý của các phòng, ban, dự án, chi nhánh và phòng ban của các đơn vị thành viên. | |||||
2. | Phát hiện, ngăn ngừa các rủi ro trong hoạt động thực thi quản lý của các phòng, ban, dự án, chi nhánh và phòng ban của các đơn vị thành viên. | |||||
III | CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH | |||||
| Nhiệm vụ chính | Tiêu chí đo lường công việc | ||||
1. | Định kỳ lập kế hoạch kiểm soát tuân thủ trình Trưởng Ban và Chủ tịch Hội động Quản trị phê duyệt. | Kế hoạch được phê duyệt hàng năm | ||||
2. | Kiểm soát định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện và mức độ tuân thủ (pháp luật, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, điều lệ của Tập đoàn, các hệ thống quy chế/quy trình…) của Ban Tổng Giám đốc, các chi nhánh, phòng ban, đơn vị, bộ phận trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành theo kế hoạch định kỳ hoặc đột suất. | Theo công việc thực hiện/kế hoạch được duyệt | ||||
3. | Báo cáo đề xuất, kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh về tuân thủ các chính sách, quy trình, quy định, các văn bản chỉ đạo sản xuất kinh doanh của Hội động Quản trị và Ban Tổng Giám đốc đối với các phòng, ban, dự án, chi nhánh và các đơn vị thành viên. | Số lượng báo cáo thực hiện/số kế hoạch | ||||
4. | Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu phân công của cấp trên | Theo thực tế công việc hoàn thành/số được giao | ||||
IV | TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC | |||||
| Tiêu chuẩn | Chi tiết | ||||
1 | Học vấn, trình độ chuyên môn | Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành kỹ thuật, kinh tế, quản trị kinh doanh, luật doanh nghiệp. | ||||
2 | Kinh nghiệm làm việc (số năm kinh nghiệm, lĩnh vực) | Tối thiểu 03 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương. | ||||
3 | Kiến thức, Kỹ năng, thái độ/tố chất |
| ||||
| Tố chất cần thiết cho công việc | Đạo đức tốt, cẩn trọng, trung thực, nhiệt tình, trách nhiệm, bản lĩnh và chịu được áp lực cao. | ||||
| Kiến thức chuyên môn |
| ||||
| Kỹ năng thiết yếu cho công việc |
| ||||
| Ngoại ngữ | Đọc các văn bản tiếng Anh cơ bản, thông thường/Giao tiếp bằng Tiếng Anh ở mức độ cơ bản. | ||||
| Tin học | Sử dụng thành thạo các phần mềm Office. | ||||
4 | Tiêu chuẩn khác | Ưu tiên có các chứng chỉ của các tổ chức uy tín về kiểm soát quản trị |
Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng bản mô tả công việc chuẩn nhất?
Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn trong việc xây dựng mô tả công việc để tuyển dụng Nhân viên kiểm soát tuân thủ cho doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công!
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!