Bên cạnh vấn đề về tài chính và nhân sự thì vấn đề pháp lý cũng luôn là ưu tiên được đặt ra trong mỗi doanh nghiệp. Bởi đôi khi những sai phạm trong vấn đề pháp lý sẽ khiến doanh nghiệp bị xử phạt rất nhiều tiền, thậm chí người điều hành còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, doanh nghiệp cần có đội ngũ pháp chế, đặc biệt là Trưởng ban/Trưởng phòng pháp chế tài giỏi để giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật 1 cách chính xác nhất. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách xây dựng mô tả công việc của Trưởng ban Pháp chế, giúp bạn tuyển chọn được nhân tài cho doanh nghiệp mình nhé!
Đồng hành cùng Chuyên gia - Ths Hạ Phan trong khóa học Tuyển dụng thực chiến cho người mới bắt đầu để nắm vững các quy trình, kỹ năng và tư duy tuyển dụng
Vị trí Trưởng ban Pháp chế hay một số quy mô nhỏ là Trưởng phòng Pháp chế là chiếc ghế nóng, nhất là ở những doanh nghiệp lớn hoạt động theo mô hình Tập đoàn với nhiều ngành nghề kinh doanh và bộ máy vận hành phức tạp, đương nhiên đi kèm với chế độ đãi ngộ cao là những rủi ro không hề thấp về mặt pháp lý.
13 chỉ số cần lưu ý khi xây dựng KPI cho bộ phận Kế toán (phần 1)
Dưới đây là bản mô tả công việc của vị trí Trưởng ban pháp lý của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản với quy mô tập đoàn - công ty thành viên
Tên vị trí chức danh: Trưởng Ban Pháp chế
Phòng/Ban: Ban Pháp chế
Cấp quản lý trực tiếp: Tổng giám đốc
1 Đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn;
2 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc (các đơn vị, các công ty con, công ty thành viên), cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của đối tác, khách hàng
Nhiệm vụ chính
1. Tổ chức thực hiện công việc, quản lý công việc, kiểm tra kết quả và chịu trách nhiệm đối với việc tổ chức và triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý và tư vấn pháp lý cho các đơn vị thuộc Tập đoàn và các công ty con, công ty thành viên của Tập đoàn;
2. Tổ chức thực hiện công việc, quản lý công việc, kiểm tra kết quả và chịu trách nhiệm đối với việc chủ trì hoặc phối hợp tham gia đàm phán đối với các hợp đồng mà Tập đoàn ký kết theo phân công của Tổng giám đốc/người được Tổng giám đốc ủy quyền; Chủ trì việc soạn thảo, kiểm soát pháp lý đối với các hợp đồng nêu trên;
3. Tổ chức thực hiện công việc, quản lý công việc, kiểm tra kết quả và chịu trách nhiệm đối với việc soạn thảo các mẫu hợp đồng phụ vụ cho các giao dịch thường xuyên của Tập đoàn;
4. Tổ chức thực hiện công việc, quản lý công việc, kiểm tra kết quả và chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng của Tập đoàn; Đại diện cho Tập đoàn để giải quyết các tranh chấp này nếu được Tổng giám đốc/người được Tổng giám đốc ủy quyền phân công
5. Tổ chức thực hiện công việc, quản lý công việc, kiểm tra kết quả và chịu trách nhiệm đối với việc đại diện theo ủy quyền của Tổng giám đốc hoặc hỗ trợ pháp lý cho Tổng giám đốc/người được Tổng giám đốc ủy quyền tham gia hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của khách hàng.
6. Tổ chức thực hiện công việc, quản lý công việc, kiểm tra kết quả và chịu trách nhiệm đối với việc đại diện theo ủy quyền của Tổng giám đốc hoặc hỗ trợ pháp lý cho Tổng giám đốc/người được Tổng giám đốc ủy quyền tham gia hoạt động tố tụng Trọng tài hoặc tố tụng Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Tập đoàn.
7. Chủ trì việc thuê tư vấn, hỗ trợ pháp lý;
8. Đánh giá rủi ro, tổng kết đánh giá việc tuân thủ Pháp luật
Tiêu chí đo lường công việc
Mức độ phù hợp và hiệu quả của giải pháp tư vấn.
Hiệu quả về mặt kinh tế, hiệu quả về thời gian đạt được khi đàm phán, thoả thuận và triển khai các giao dịch;
• Tính phổ quát của hợp đồng được xây dựng: Có thể áp dụng cho nhiều giao dịch có tính chất tương tự nhau;
• Thời gian tồn tại của Hợp đồng.
Khả năng đàm phán, thoả thuận để đạt được thoả thuận chung trên cơ sở dung hoà lợi ích hai bên và mang lại lợi ích tốt nhất cho Tập đoàn.
Khả năng đàm phán, thoả thuận để đạt được thoả thuận chung trên cơ sở dung hoà lợi ích hai bên và mang lại lợi ích tốt nhất cho Tập đoàn.
Kế hoạch công việc đảm bảo tốt nhất lợi ích cho Tập đoàn cả về mặt kinh tế, thời gian và hình ảnh.
• Mức độ hiệu quả trong giải quyết công việc khi phối hợp với đơn vị tư vấn
• Mức độ hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
• Mức độ hạn chế các vi phạm pháp luật.
Học vấn, trình độ chuyên môn Cao học chuyên ngành Pháp luật kinh tế
Kinh nghiệm làm việc (số năm kinh nghiệm, lĩnh vực) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm, trong đó phải có ít nhất 3 năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kiến thức, Kỹ năng, thái độ/tố chất
Tố chất cần thiết cho công việc
- Đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự; Chưa bị kỷ luật lao động ở mức sa thải;
- Trung thực, ngay thẳng;
- Kiên định, cẩn thận, chịu khó.
Kiến thức chuyên môn Am hiểu về pháp luật trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Xây dựng, Bất động sản …
Kỹ năng thiết yếu cho công việc
Có khả năng làm việc với áp lực cao;
Có khả năng phân tích, tổng hợp;
Có năng lực lãnh đạo.
Ngoại ngữ Sử dụng được tiếng Anh
Tin học Sử dụng được các phần mềm Office
Tiêu chuẩn khác: Ưu tiên có chứng chỉ hành nghề Luật sư;
Trên đây là chi tiết mẫu bản mô tả công việc cho vị trí Trưởng ban Pháp chế trong Doanh nghiệp, Bạn có thể dựa vào đây để xây dựng bản mô tả công việc phù hợp với doanh nghiệp mình nhé!
Người làm hành chính nhân sự mới, người trái ngành chuyển sang sẽ có:
Đăng ký và Học thử ngay để trải nghiệm tất cả những kỹ năng cần thiết của một nhân viên Hành chính nhân sự như thế nào nhé!