Cách cân bằng công việc và cuộc sống cho nhân viên, liệu tổ chức có đang làm tốt?

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Một số thống kê cho thấy hơn 60% nhân viên Mỹ cảm thấy họ đang bị mất cân bằng công việc và cuộc sống. Sự mất cân bằng sẽ khiến cho nhân viên rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán nản, hiệu quả công việc không cao và đời sống tinh thần cũng bị ảnh hưởng. 

Đây cũng là tình trạng phản ánh thực tế đối với lực lượng lao động tại Việt Nam. Khi cuộc sống hiện đại, áp lực tài chính khiến nhân viên bị cuốn vào công việc, họ làm việc không ngừng dẫn đến sự mất cân bằng. Liệu nhân viên của bạn có đang gặp phải tình trạng này và làm thế nào để giúp họ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Gitiho để biết thêm chi tiết! 

Tại sao cân bằng công việc và cuộc sống cho nhân viên lại quan trọng?

Theo định nghĩa, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống liên quan đến việc giảm thiểu những căng thẳng liên quan đến công việc và thiết lập cách làm việc ổn định, bền vững không ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân. 

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều cần thiết không chỉ đối với nhân viên mà còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn sở hữu một đội ngũ nhân viên bị mất cân bằng? Tổ chức sẽ phải đối mặt với việc nhân viên làm việc kém hiệu quả, không hài lòng, kiệt sức, không gắn bó, thiếu sự sáng tạo… 

Vì vậy, nếu tổ chức không đưa ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, việc giữ chân nhân viên và thu hút những nhân sự tiềm năng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. 

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết nhân viên kiệt sức trong công việc? Quản lý nên làm gì?

Khi mất cân bằng xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhân viên. Nếu nhân viên dành quá nhiều thời gian cho công việc và không đủ thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi thì sức khỏe tâm thần của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Một nghiên cứu của Mental Health America và FlexJobs chỉ ra 76% người cho biết căng thẳng đã tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của họ, dẫn đến những khó khăn như trầm cảm và lo lắng.

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, căng thẳng do mất cân bằng công việc và cuộc sống cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề về thể chất. Nhân viên thiếu thời gian thư giãn và nghỉ ngơi có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như huyết áp tăng, bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, béo phì… Theo báo cáo của CDC cho biết những công việc đòi hỏi khắt khe dẫn đến hàng loạt vấn đề chẳng hạn như bệnh tim mạch, rối loạn cơ xương, tâm lý… 

Nhân viên bị mất cân bằng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến tổ chức
Nhân viên bị mất cân bằng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến tổ chức

Bên cạnh đó, hiệu suất và chất lượng công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu nhân viên bị mất cân bằng. Báo cáo Sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc năm 2021 của Mind Share Partners lưu ý rằng nếu nhân viên bị căng thẳng và gặp các vấn đề tâm lý liên quan đến công việc, họ chỉ tập trung làm việc khoảng 72% khả năng tốt nhất của họ. Điều này đồng nghĩa với việc không không làm việc trong hết khả năng của mình.  

Nhưng trong một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Kansas năm 2021 đã chứng minh được nỗ lực của người sử dụng lao động nhằm giảm căng thẳng và nâng cao sức khỏe tâm lý của nhân viên dẫn đến hiệu suất cao hơn. Bởi làm thêm giờ sẽ không phải là cách tốt nhất để giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn mà điều quan trọng là phải tập trung vào cách nhân viên làm việc chứ và xây dựng môi trường giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. 

Vì vậy việc tạo điều kiện để nhân viên có thể cân bằng được công việc và cuộc sống là một đầu tư có giá trị cho tất cả mọi người. 

Dấu hiệu mất cân bằng công việc và cuộc sống?

Nhân viên bị mất cân bằng công việc và cuộc sống có thể sẽ có những dấu hiệu đặc trưng, người quản lý hay bộ phận nhân sự cần nhận ra điều này để có thể hỗ trợ họ vượt qua. Nếu không nó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và nghiêm trọng hơn là gây ảnh hưởng tinh thần đến những nhân viên khác. 

Hiệu suất làm việc giảm sút: Nhân viên không đạt KPIs, hiệu suất và chất lượng công việc không tốt như trước, tỷ lệ hoàn thành công việc cũng kém đi trong khoảng thời gian dài. 

Thay đổi thái độ làm việc: Nhân viên trở nên thờ ơ, không quan tâm, không có động lực trong công việc. Tức là bạn không cảm nhận được sự nhiệt huyết, đam mê, tương tác tích cực từ nhân viên đó. 

Sức khỏe kém đi: Sự mất cân bằng còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và dẫn đến các vấn đề như thiếu ngủ, mệt mỏi, thường xuyên xin nghỉ. 

Từ chối tham gia những hoạt động nội bộ công ty: Nhân viên có xu hướng không muốn tham gia các hoạt động trong công ty vì họ cảm thấy bản thân còn rất nhiều việc phải làm. 

3 cách hiệu quả nhất để cân bằng công việc và cuộc sống cho nhân viên

Để hướng tới mục tiêu của sự cân bằng là đạt được thành công trong công việc và có được một cuộc sống cá nhân trọn vẹn, tổ chức nên hỗ trợ nhân viên như thế nào? Dưới đây là 3 cách hiệu quả, tham khảo cùng Gitiho nhé!

1. Làm việc từ xa 

Một nghiên cứu của FlexJobs cho thấy có khoảng 87% nhân viên nói rằng được làm việc từ xa có tác động tích cực đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ. Điều này cho thấy tổ chức nên xem xét việc cho phép nhân viên làm việc tại nhà, ví dụ có thể áp dụng trong một số trường hợp như đau ốm, thời tiết, con cái, gia đình…

Khi được làm việc từ xa mà không phải đến công ty, nhân viên sẽ quản lý thời gian một cách linh hoạt hơn, tiết kiệm được thời gian di chuyển và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống cá nhân của họ. 

Tuy nhiên, nhân viên cần chủ động khi làm việc từ xa và quản lý đảm bảo được sự kết nối, giao tiếp trong tổ chức vẫn được duy trì một cách hiệu quả. 

Làm việc từ xa giúp nhân viên cân bằng công việc và cuộc sống
Làm việc từ xa giúp nhân viên cân bằng công việc và cuộc sống

2. Dành thời gian để nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng

Một trong những cách hiệu quả để đạt được sự cân bằng trong công việc và cuộc sống là dành thời gian để nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. Điều này không chỉ giúp cho nhân viên tái tạo năng lượng mà còn giúp họ giảm căng thẳng và stress trong công việc. 

Khi nhân viên có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, làm những việc mình thích, họ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và từ đó sẵn sàng đối mặt với công việc một cách hiệu quả nhất. Như vậy không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà nó còn mang lại lợi ích cho tổ chức bằng cách tăng hiệu suất và sự hài lòng của nhân viên. 

Tổ chức có thể tạo nên khoảng thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên, ví dụ như thường xuyên tổ chức các hoạt động nội bộ như sinh nhật nhân viên, các dịp lễ tết, chào đón nhân viên mới, happy hour… nhằm mang lại những phút giây thư giãn, thoải mái cho nhân viên. Đồng thời đây cũng là cơ hội để thúc đẩy hoạt động giao tiếp và tăng sự gắn kết trong tổ chức. 

Công ty Công nghệ Giáo dục Gitiho rất chú trọng vào việc thúc đẩy tinh thần và sự gắn kết của nhân viên
Công ty Công nghệ Giáo dục Gitiho rất chú trọng vào việc thúc đẩy tinh thần và sự gắn kết của nhân viên
Đôi khi chỉ là những hành động nỏ như cho phép nhân viên nghỉ ngơi nhưng lại giúp họ được cân bằng
Đôi khi chỉ là những hành động nỏ như cho phép nhân viên nghỉ ngơi nhưng lại giúp họ được cân bằng 

Xem thêm: 6 cách thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên thành công nhất

3. Tạo ra chương trình sức khỏe tài chính

Việc tạo ra chương trình sức khỏe tài chính cho nhân viên có thể là một cách mạnh mẽ để giúp họ cân bằng công việc và cuộc sống, và cải thiện hiệu suất làm việc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng 96% người sử dụng lao động cho biết các vấn đề tài chính cá nhân ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của họ. Có một số đặc quyền tuyệt vời khi cung cấp các chương trình chăm sóc sức khỏe tài chính có thể mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ sức khỏe tài chính và giảm bớt căng thẳng về tiền bạc cho nhân viên. 

Ví dụ, 44% nhân viên cảm thấy chương trình chăm sóc sức khỏe tài chính của chủ lao động đã giúp họ kiểm soát chi tiêu, quản lý tốt hơn chi phí chăm sóc sức khỏe (13%) và đầu tư (26%), chuẩn bị cho việc nghỉ hưu (44%), tiết kiệm cho những mục tiêu cần đạt được trong tương lai (35%) và trả hết nợ 33%). 

Vậy tổ chức nên thực hiện những chương trình sức khỏe tài chính cho nhân viên như thế nào? 

1. Các chương trình giảm giá

Hợp tác với các đối tác hoặc công ty tài chính để cung cấp giảm giá đặc biệt cho nhân viên trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính như vay mua nhà, vay mua ô tô hoặc thẻ tín dụng. 

Thúc đẩy các chương trình giảm giá bằng cách thông báo và quảng cáo chúng một cách rõ ràng để nhân viên biết và có thể tận dụng.

2. Giáo dục tài chính tại nơi làm việc

Tổ chức các buổi hội thảo, khóa đào tạo hoặc lớp học về quản lý tài chính cá nhân, đầu tư, lập kế hoạch tài chính và quản lý nợ. Các buổi này có thể được dẫn dắt bởi các chuyên gia tài chính hoặc chuyên gia tư vấn tài chính. 

Tạo ra tài liệu học tập và tài liệu tham khảo để nhân viên có thể tra cứu và sử dụng khi cần.

Không chỉ tổ chức những buổi workshop chia sẻ kiến thức về công việc mà ở Gitiho, lãnh đạo còn rất chú trọng đến đời sống cá nhân của nhân viên, cụ thể là việc quản lý chi tiêu. Đây cũng chính là lý do khiến cho nhân viên bị mất cân bằng công việc và cuộc sống, rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền bạc, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc.  

Thông qua đó, nhân viên sẽ học được cách quản lý chi tiêu hợp lý, khoa học và tiết kiệm, tạo được dự trữ tài chính và góp phần vào việc cân bằng công việc và cuộc sống. Như vậy không chỉ tạo ra lợi ích cho nhân viên mà nó còn thể hiện tầm nhìn và sự quan tâm của tổ chức với đội ngũ nhân sự. 

Cách cân bằng công việc và cuộc sống cho nhân viên, liệu tổ chức có đang làm tốt?

4. Trò chuyện với nhân viên của bạn

Giao tiếp với nhân viên có thể giúp xây dựng một môi trường làm việc linh hoạt và thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ. Vì vậy người quản lý nên có thái độ cởi mở để nhân viên dễ dàng đề cập, chia sẻ về nhu cầu và mong muốn cá nhân của họ như những vấn đề mà họ đang gặp phải trong công việc, lịch làm việc, cách giải quyết công việc… hoặc các vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân. 

Quản lý cần lắng nghe và thấu hiểu những tâm tư, khó khăn, áp lực mà nhân viên của mình đang phải đối mặt để có thể cùng nhau tìm ra giải pháp tạo ra môi trường làm việc linh hoạt hoặc có những điều chỉnh công việc đáp ứng nhu cầu của nhân sự. 

Tổ chức nên hiểu rằng sự cân bằng công việc và cuộc sống không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên mà đó còn là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhân viên được cân bằng sẽ làm việc với tinh thần cao hơn, tạo ra được sản phẩm và dịch vụ chất lượng hơn, tỷ lệ gắn bó với doanh nghiệp cao hơn.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông