Trong đại dịch Covid-19, nhân viên trên toàn thế giới đã phải làm việc tại nhà. Sau một khoảng thời gian dài như vậy, họ đã gặp phải tình trạng căng thẳng và áp lực kéo dài với quá nhiều cuộc gọi Zoom liên tục và dẫn đến kiệt sức trong công việc.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ năm 2021 cho thấy 79% người lao động đã trải qua căng thẳng liên quan đến công việc trong một thời gian dài.
Liệu nhân viên của bạn có đang kiệt sức không? Bạn có cảm thấy lo lắng nếu đội ngũ nhân viên đang kiệt sức và suy nghĩ đến nghỉ việc?
Nếu không giải quyết được tình trạng này có thể bạn sẽ phải đối mặt với việc nhân viên tiềm năng nghỉ việc và ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của công ty. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm cách giải quyết!
Không có gì ngạc nhiên khi các nghiên cứu gần đầy chỉ ra rằng mức độ căng thẳng của nhân viên đang tăng lên đáng kể. Theo Tổ chức Y tế thế giới, người lao động đang căng thẳng quá mức và khó kiểm soát được được sự thay đổi và biến động trong môi trường làm việc. Dần dà, họ trở nên mệt mỏi, suy nghĩ nhiều, stress và cuối cùng là kiệt sức.
Theo WTO, kiệt sức là một loại kiệt quệ cảm xúc do stress kinh niên trong công việc. 3 triệu chứng phổ biến thường gặp như thiếu năng lượng, luôn tiêu cực và bi quan.
Khi ở trong trạng thái kiệt sức, nhân viên không còn cảm thấy hứng thú với nhiệm vụ công việc hằng ngày, dẫn đến chất lượng công việc và hiệu suất bị giảm sút.
Trong một báo cáo Thực trạng lực lượng lao động toàn cầu năm 2022 của Gallup, 44% nhân viên trên toàn cầu cho biết mỗi ngày mình đều cảm thấy căng thẳng, 40% nhân viên cảm thấy lo lắng mỗi ngày, 23% người cảm thấy ngày nào cũng trở nên buồn bã và 21% người cảm thấy luôn có sự tức giận.
Nếu nhân viên đến công ty với một tinh thần như vậy sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn gây ra “hiệu ứng dây chuyền” đến những nhân viên khác và lan ra toàn bộ công ty.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhân viên kiệt sức, trong đó điển hình nhất phải kể đến đó là:
1. Quá nhiều việc: Nhiều nhân viên phải đối mặt với sức ép khi phải xử lý và hoàn thành nhiều việc khác nhau trong khi họ không có đủ thời gian để hoàn thành. Lâu ngày, công việc quá tải và gây ra căng thẳng, lo âu.
2. Môi trường làm việc: Môi trường làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và động lực của nhân viên. Nếu phải làm việc trong môi trường không thoải mái, tiêu cực, xung đột nội bộ, không nhận được sự ủng hộ từ đồng nghiệp và quản lý… thì có lẽ chẳng nhân viên nào muốn đi làm hoặc họ sẽ làm việc một cách chống đối. Qua nhiều lần như thế, sẽ gây ra cảm giác bất lực và kiệt sức trước công việc.
3. Không đủ năng lực chuyên môn, thiếu kỹ năng: Một số nhà quản lý thường không hiểu rõ năng lực của nhân viên và phân công việc quá khả năng của họ. Đa số nhân viên đều không dám nói ra, họ chấp nhận và tìm mọi cách để thực hiện. Như vậy công việc không diễn ra đúng thời hạn và chất lượng cũng không đảm bảo gây ra sự áp lực và kiệt sức.
Xem thêm: Cách nâng cao năng lực cho nhân sự tại doanh nghiệp
Ngoài ra còn một vài trường hợp khác như các yếu tố ngoài công việc như mối quan hệ gia đình, tình cảm; cách làm việc của quản lý; vấn đề sức khỏe; áp lực phải đạt được mục tiêu…
Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy nhân viên của bạn có đang kiệt sức hay không:
Nhân viên thường xuyên vắng mặt: Những nhân viên gặp tình trạng kiệt sức có xu hướng không muốn đi làm, vì vậy họ thường xuyên nghỉ việc hoặc đi làm muộn.
Thay đổi hành vi: Nhân viên khi kiệt sức có nhiều sự thay đổi hành vi rõ rệt qua thái độ, lời nói, cảm xúc và tinh thần làm việc trong nhiều ngày liên tiếp. Họ có thể im lặng suốt một ngày hoặc thờ ơ với công việc, tức là một sự thay đổi về thái độ khác hoàn toàn so với trước đây.
Tinh thần làm việc kém: Đa số những nhân viên kiệt sức thường không cảm thấy hứng thú với công việc hiện tại. Họ mất đi động lực và tinh thần làm việc trở nên hờ hững, chán nản.
Khách hàng phàn nàn: Nếu bạn nhận được những phàn nàn của khách hàng về dịch vụ hoặc sản phẩm do lỗi của nhân viên thì đó có thể là một trong những dấu hiệu của việc kiệt sức (kết hợp với các yếu tố khác nữa). Việc khách hàng đưa ra phản hồi tiêu cực chỉ ra rằng nhân viên đã mất tập trung khi làm việc.
Hạn chế tiếp xúc, trò chuyện với mọi người: Những nhân viên đang kiệt sức thường tránh tiếp xúc và trò chuyện ít hơn với mọi người trong công ty. Họ trở nên xa cách, ít tham gia vào các hoạt động chung.
Dưới đây là 5 cách để quản lý giúp nhân viên không bị rơi vào tình trạng kiệt sức, cùng tham khảo nhé!
Điều đầu tiên và quan trọng nhất để giúp nhân viên không bị rơi vào tình trạng kiệt sức khi làm việc đó là phân công công việc một cách hợp lý, không để nhân viên phải làm việc quá sức hoặc ngoài khả năng của họ. Vì vậy bạn nên theo dõi quá trình làm việc của từng người và có những điều chỉnh khi cần thiết.
Ví dụ như KPI của một nhân viên content là viết 4000 từ/ngày nhưng trong tháng đó chủ đề viết có thay đổi đó là viết các bài hướng dẫn cách thực hiện thay vì viết những bài cung cấp thông tin như trước đây.
Tức là nhân viên sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm hình ảnh và tìm hiểu từng bước thực hiện với mục đích đem đến thông tin chính xác, cụ thể cho bạn đọc. Đồng nghĩa với việc nếu chú trọng vào hình ảnh thì số từ sẽ không đáp ứng được.
Kết quả là nhân viên đó sẽ phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng KPI mà quản lý đề ra.
Khi đó áp lực phải đạt được KPI trong khi họ không có đủ thời gian để hoàn thành khiến cho nhân viên bị kiệt sức và mệt mỏi kéo dài.
Tuy nhiên, nếu quản lý nắm được công việc mà nhân viên đang thực hiện thì sẽ kịp thời điều chỉnh KPI và giúp cho nhân viên có một tinh thần làm việc thoải mái.
Nhà quản lý nên quan tâm đến việc xây dựng môi trường làm việc tích cực, thân thiện và gắn kết. Ở đó khuyến khích sự hợp tác và tạo điều kiện để nhân viên phát triển, tự chủ động trong công việc.
Xem thêm: Làm thế nào để tạo ra một nền văn hóa làm việc tích cực?
Trong quá trình làm việc, nếu bạn nhận thấy nhân viên có những thay đổi trong hành vi, cách nói chuyện, ứng xử và chất lượng công việc không được đảm bảo thì hãy dành thời gian để trò chuyện với họ.
Hãy chân thành để nhân viên có thể thoải mái nói ra những suy nghĩ, nỗi niềm, khó khăn mà họ đang gặp phải… Sau đó hãy cùng với họ giải quyết, gỡ rối vấn đề hoặc cho họ thời gian để nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc mệt mỏi.
Về phía nhân viên, nếu họ cảm thấy được quan tâm và được nói ra những điều chất chứa ở trong lòng thì những muộn phiền sẽ dần được giải tỏa, sự kiệt sức sẽ không còn nặng nề như lúc chưa nói ra.
Một số nhân viên nói rằng họ quá mệt mỏi và muốn nghỉ việc vì bản thân không phát triển được, họ không được dạy những kỹ năng, kiến thức chuyên môn từ người quản lý.
Trên thực tế, 94% nhân viên sẽ ở lại một công ty lâu hơn nếu công ty đó đầu tư vào sự phát triển nghề nghiệp của họ.
Nếu một công ty không có đào tạo và không cung cấp các chương trình đào tạo cho nhân viên thì nhân viên không những rời bỏ công việc mà họ còn có suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến kiệt sức.
Phần lớn các công ty hàng đầu tại Việt Nam hiện nay đều rất chú trọng đến đào tạo nhân sự, bởi họ nhận ra rằng sự phát triển của doanh nghiệp đi liền với sự phát triển của nhân viên.
Đồng thời khi nhân viên nhận được cơ hội học tập giúp thay đổi cách họ làm việc, họ sẽ ngày càng bứt phá và không gặp các dấu hiệu như kiệt sức hay stress trong công việc nữa.
Gitiho for Leading Business là một trong những giải pháp chuyển đổi số hoạt động đào tạo được rất nhiều doanh nghiệp lớn tin tưởng và sử dụng. Hệ thống có sẵn hơn 500+ khóa học đa dạng lĩnh vực được giảng dạy bởi những chuyên gia đầu ngành mang đến cho bạn những kiến thức để cải thiện và nâng cao kỹ năng.
XEM CHI TIẾT VỀ GIẢI PHÁP GITIHO FOR LEADING BUSINESS
Với hệ thống học tập LMS, doanh nghiệp dễ dàng tải lên các khóa học đào tạo nội bộ, đo lường hiệu quả đào tạo qua các báo cáo có sẵn, thực hiện kiểm tra năng lực nhân viên qua những bộ đề thi…
Ví dụ như nhân viên của bạn đang kiệt sức và họ nói rằng họ khó khăn khi phải làm việc với Excel, bởi dữ liệu của công ty rất lớn mà kỹ năng Excel của họ lại không được tốt.
Mỗi ngày, nhân viên đó phải bỏ ra hàng giờ để thực hiện các thao tác thủ công như nhập dữ liệu, định dạng dữ liệu, trộn ô, xuống dòng, căn chỉnh lề, lọc dữ liệu… bằng tay và thậm chí là không biết cách sử dụng các hàm để tính toán nhanh hơn. Kết quả là dẫn đến việc hôm nay phải để sang ngày mai và cứ như thế tạo thành một đống việc chưa giải quyết.
Thay vào đó, nếu công ty biết rõ điểm yếu của nhân viên và cung cấp cho họ khóa học về Excel như Tuyệt đỉnh Excel | Khóa học Excel online từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp cho nhân viên nâng cao hiệu suất khi làm việc. Nếu như thường ngày họ mất đến hàng giờ chỉ để lọc tên nhân viên thì giờ đây họ chỉ cần chưa đầy 3 phút là đã thực hiện yêu cầu này một cách siêu đơn giản.
Khi nhân viên làm tốt và có cố gắng trong công việc, hãy ghi nhận sự đóng góp đó bằng những lời khen hoặc phần thưởng. Sự công nhận này như một liều "doping tinh thần" vô giá tăng tinh thần làm việc và động lực của nhân viên.
Xem thêm: Cách để xây dựng văn hóa ghi nhận trong doanh nghiệp hiệu quả
Nếu ngày nào cũng đi làm 8 tiếng và chìm vào trong công việc bộn bề, liệu nhân viên của bạn có cảm thấy hạnh phúc không, mỗi ngày họ có hào hứng khi đi làm hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, nếu nhân viên cứ chỉ làm việc mà công ty không có chế độ ưu tiên sức khỏe, tinh thần thì họ chẳng khác nào một cỗ máy.
Đời sống tinh thần rất quan trọng tại nơi làm việc, nó giúp cho nhân viên được nghỉ ngơi, không bị gò bó, cảm thấy thoải mái và có thời gian để phát triển tư duy, mở rộng kiến thức.
Một số ví dụ về chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên như linh hoạt về cách làm việc, khen thưởng, tạo ra những giờ nghỉ ngơi và ăn uống, tổ chức sinh nhật, thiết kế những khu vực giải trí như bóng bàn, bi-a… Tất cả những cách này đều góp phần giải tỏa áp lực, căng thẳng trong giờ làm việc cho nhân viên và giúp nhân viên gắn kết hơn.
Tình trạng nhân viên kiệt sức trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng không phải nhân viên nào cũng có kỹ năng để giúp bản thân thoát khỏi tình trạng này mà nó cần rất nhiều đến sự giúp đỡ từ người quản lý. Nếu áp dụng thành công những cách trên, có nhiều khả năng người quản lý sẽ vực dậy được tinh thần nhân viên và giúp họ chuyển hóa sự cố thành đột phá, trở thành một phiên bản tốt nhất của chính mình.
Gitiho mong rằng với những kiến thức trên các nhà quản lý có thể áp dụng được 1 điều gì vào doanh nghiệp của mình.
Người làm hành chính nhân sự mới, người trái ngành chuyển sang sẽ có:
Đăng ký và Học thử ngay để trải nghiệm tất cả những kỹ năng cần thiết của một nhân viên Hành chính nhân sự như thế nào nhé!