Cách để xây dựng văn hóa ghi nhận trong doanh nghiệp hiệu quả

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Ghi nhận nhân viên là quá trình thừa nhận và khen thưởng những nhân viên hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Bằng cách xây dựng sự tự tin và tích cực, quá trình này có thể khiến cho nhân viên cảm thấy hài lòng về bản thân và vai trò của họ trong tổ chức. 

Bạn có biết những nhân viên nhận được sự công nhận, lời khen của lãnh đạo có khả năng cảm thấy phù hợp với văn hóa làm việc của tổ chức cao gấp 5 lần, khả năng gắn kết cao gấp 4 lần và khả năng rời bỏ tổ chức thấp hơn 56% không?

Để khẳng định rõ ràng về điều này, theo một nghiên cứu của Trung tâm tư vấn và nghiên cứu M-Nic (M-Nic CRC) cho biết việc ghi nhận nhân viên sẽ đem lại một số giá trị nổi bật như: 

Quản lý nói lời cảm ơn nhân viên có thể giúp cải thiện năng suất làm việc lên đến 82.9%

Nhân viên nhận được sự khen ngợi về công việc giúp cải thiện 88.8% năng suất.

Tặng những món quà nhỏ cho nhân viên giúp cải thiện 90.9% năng suất. 

Đưa ra những lời đánh giá nhân viên tại nơi làm việc giúp cải thiện năng suất lên đến 86.4%

Lời ghi nhận không chỉ được thực hiện bởi lãnh đạo với nhân viên, mà đó còn là giữa nhân viên với nhau, vậy thực hiện lời ghi nhận như thế nào là chân thành? Cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viêt dưới đây!

Ghi nhận là gì?

Ghi nhận hay còn gọi là sự công nhận là một khái niệm thuộc vùng con người không biết là mình không biết. Theo cách tiếp cận này, ghi nhận là hành động nói, một phương pháp mới trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả.

Cần lưu ý, ghi nhận không phải là nịnh bợ nhằm mục đích tư lợi. Nếu hành động ghi nhận nhằm mục đích nịnh bợ thì đó là thao túng.

Ghi nhận còn được gọi là hành động nói. Theo cách tiếp cận của chương trình nghĩa là ghi nhận không đơn thuần chỉ là nói thông thường, mà là một hành động và hành động này có khả năng tác động kiến tạo ra kết quả.

Tại các doanh nghiệp, sự ghi nhận được lãnh đạo áp dụng để khen ngợi và truyền cảm hứng cho nhân viên của mình. Sự công nhận nhân viên đề cập đến tất cả những cách mà một tổ chức thể hiện sự đánh giá cao đối với những đóng góp của nhân viên. Họ có thể công nhận nhân viên về thành tựu, sự nỗ lực, sự phát triển ngoài mong đợi, đóng góp cho tổ chức… 

Văn hóa ghi nhận là nền tảng phát triển con người trong tổ chức
Văn hóa ghi nhận là nền tảng phát triển con người trong tổ chức

Tại sao sự ghi nhận nhân viên lại quan trọng tại nơi làm việc? 

Ghi nhận là một hành động có sức mạnh, kiến tạo nên khả năng mới trong mối quan hệ và mối liên kết giữa các thành viên. Nhưng đa số các tổ chức đều thiếu đi hành động này.

Để có hiệu suất cao, các tổ chức cần khôi phục lại sự hiện diện của hành động ghi nhận trong tổ chức mình.

Ngay từ khi còn nhỏ, ai cũng khao khát được cha mẹ, thầy cô, bạn bè công nhận sự cố gắng, nỗ lực trong học tập hoặc khi đạt điểm cao, dành được giải thưởng. Dù sự ghi nhận chỉ được thể hiện qua lời nói nhưng nó lại là động lực để chúng ta cố gắng và phát triển mỗi ngày. 

Khi lớn lên đi làm cũng vậy, ai cũng mong muốn được lãnh đạo khen ngợi dù chỉ một lần. Điều này tạo nên sự thỏa mãn và hạnh phúc, thúc đẩy họ tiếp tục làm việc hiệu quả và có mục tiêu trong công việc

Trong một doanh nghiệp, nếu xây dựng được văn hóa ghi nhận sẽ mang đến nhiều giá trị như: 

Giữ nhân nhân tài hàng đầu của tổ chức

Khi nhân viên cảm thấy những đóng góp, cống hiến của mình được lãnh đạo công nhận và đánh giá cao, họ cảm thấy có động lực và hãnh diện về những gì mình làm. Điều này giúp cho nhân viên thấy được coi trọng và có động lực để tiếp tục phát huy thế mạnh, cải thiện hiệu suất công việc. 

Trong khảo sát về sự công nhận nhân viên SHRM/Work Human, 68% các tổ chức có sự công nhận của nhân viên đã báo cáo tác động tích cực trực tiếp đến việc giữ chân nhân viên. 

Nghiên cứu của WorkTrends của IBM cho thấy “ý định nghỉ việc cao gấp đôi ở những nhân viên không được công nhận (51%) so với những người được công nhận (25%)”. Đó là bởi vì nhân viên muốn được thừa nhận họ là ai và họ làm gì. 

Có thể thấy qua nghiên cứu, sự công nhận của nhân viên có tác động hiệu quả và có thể đo lường được sự gắn kết. Khi đó giúp tăng năng suất, lòng trung thành của khách hàng, doanh số và lợi nhuận. 

Xem thêm: Bật mí 10 cách giữ chân nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp

Cách để xây dựng văn hóa ghi nhận trong doanh nghiệp hiệu quả
Văn hóa ghi nhận là một trong những cách để giữ chân nhân tài và tạo sự gắn kết trong tổ chức

Xây dựng môi trường làm việc tích cực

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Happiness, 58% số người được hỏi nói rằng việc thường xuyên nhận được một câu “cảm ơn” hoặc “làm tốt lắm” chân thành từ người quản lý của họ sẽ tác động tích cực đến tinh thần của họ tại nơi làm việc. 

Sự ghi nhận sẽ tạo nên một môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Họ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn khi nhận được sự ghi nhận và động viên từ cấp trên. Từ đó thúc đẩy tinh thần hợp tác và sáng tạo, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm: Làm thế nào để tạo ra một nền văn hóa làm việc tích cực?

Tăng sự gắn kết của nhân viên

Theo một nghiên cứu của OC Tanner, họ nhận thấy rằng vào năm 2020, sự công nhận đã làm mức độ hài lòng và gắn kết của nhân viên tăng 47%. 

Khi nhân viên cảm thấy được trân trọng, có nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục gắn bó với tổ chức của bạn lâu hơn. 

Nuôi dưỡng văn hóa tự hoàn thiện bản thân

Việc công nhận nhân viên thường xuyên có thể tác động lớn đến văn hóa công ty. Nó khuyến khích nhân viên phát triển, thử nghiệm và được học hỏi những điều mới mẻ

Khi nhân viên được công nhận, họ cảm thấy có mục đích trong công việc và làm việc hăng say, nhiệt huyết hơn, ngày càng thể hiện được bản thân mình. 

Văn hóa ghi nhận tạo sự phát triển bền vững cho công ty và tạo nên một môi trường làm việc tích cực
Văn hóa ghi nhận tạo sự phát triển bền vững cho công ty và tạo nên một môi trường làm việc tích cực 

Bật mí cách ghi nhận nhân viên hiệu quả

Hãy ghi nhận một cách chân thành khi nhận thấy đồng nghiệp có điều đáng trân trọng hoặc biết ơn.

Người nhận được lời ghi nhận hãy đón nhận một cách chân thực thay vì không chân thực. Hay nói cách khác thay vì sống trong trạng thái vừa muốn vừa không muốn, bên trong thì rất muốn được ghi nhận, nhưng khi được nhận ghi nhận lại biểu đạt ở bên ngoài như những lời ghi nhận đó không thực sự cần thiết.

Động viên nhân viên bằng những câu nói như “làm tốt lắm”, “em rất sáng tạo”, “anh rất bất ngờ về những gì em làm”... đôi khi chỉ là những câu nói đơn giản nhưng lại khiến cho nhân viên hạnh phúc. 

Ghi nhận nhân viên thông qua một bài đăng trên group chung của công ty. 

Có thể tạo một không gian về “văn hóa ghi nhận” để mọi người cùng dành những lời khen cho đồng nghiệp hoặc sếp dành lời khen cho nhân viên. 

Ghi nhận những đóng góp của nhân viên bằng vật chất như thưởng nóng bằng tiền mặt, tăng lương, cho phép nhân viên mua cổ phần của công ty… 

Trong khi vẫn còn hơn 40% tổ chức cho rằng sự công nhận không phải là vấn đề quan trọng và đáng được ưu tiên trong tổ chức của họ thì Gitiho đã chú trọng hình thành văn hóa ghi nhận từ rất sớm. Có rất nhiều cách để Gitiho thực hiện văn hóa này, từ một lời khen chân thành, những bài đăng trên nhóm công ty đến những chiếc thiệp chỉn chu và những phần thưởng bằng tiền mặt

Cách để xây dựng văn hóa ghi nhận trong doanh nghiệp hiệu quả
Cách để xây dựng văn hóa ghi nhận trong doanh nghiệp hiệu quả
Ghi nhận nhân viên là cách để công nhận sự đóng góp của họ
Ghi nhận nhân viên là cách để công nhận sự đóng góp của họ
Cách để xây dựng văn hóa ghi nhận trong doanh nghiệp hiệu quả
Dù chỉ là một lời khen nhưng với nhân viên, đó chính là động lực để cố gắng hơn
Cách ghi nhận nhân viên bằng cách đăng lên group chung của công ty để mọi người cũng chia sẻ niềm vui
Cách ghi nhận nhân viên bằng cách đăng lên group chung của công ty để mọi người cũng chia sẻ niềm vui

Gitiho còn hưởng ứng “Ngày cảm ơn nhân viên” (ngày thứ 6 cuối cùng của tháng 7) được phát động bởi Cộng đồng học làm sếp để bày tỏ sự ghi nhận cũng như đóng góp của nhân viên trong suốt thời gian đồng hành cùng tổ chức. Thông qua hành động “từ trái tim sẽ chạm tới trái tim”, nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc và có động lực để cống hiến, gắn bó hơn nữa. 

Cách để xây dựng văn hóa ghi nhận trong doanh nghiệp hiệu quả

Đón nhận sự ghi nhận từ người khác như thế nào?

Hãy đón nhận sự ghi nhận một cách trọn vẹn và chân thành nhất bởi vì khi nói ra những lời khen ngợi bạn, chính bản thân họ cũng rất chân thành. Hãy chấp nhận lời khen và thấy tự hào vì những thành tựu và đóng góp mà bạn mang đến. 

Coi lời ghi nhận là động lực và cố gắng hơn, hoàn thành xuất sắc hơn nữa công việc. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng sự ghi nhận chỉ là bước đệm và bạn cần tiếp tục nỗ lực và nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng để duy trì sự thành công. Không ngừng học hỏi và hoàn thiện kỹ năng, bạn sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến nghề nghiệp

Có thể thấy, sự ghi nhận là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng môi trường làm việc tích cực và thành công. 

Qua bài viết, có một số câu hỏi chiêm nghiệm dành cho bạn như:

  • Từ giờ tôi sẽ hành xử như thế nào khi thấy có điều đáng ghi nhận? 
  • Khi nhận được lời ghi nhận, tối sẽ đón nhận chân thự hay theo kiểu vừa muốn vừa không muốn?

Vậy, tóm lược lại, ghi nhận là hành động nói có sức mạnh kiến tạo ra khả năng mới trong mối quan hệ và sự liên kết giữa các thành viên trong tổ chức. Tuy nhiên các tổ chức thường bị thiếu hành động này. Để đạt được hiệu suất cao, tổ chức cần khôi phục lại sự hiện diện của hành động ghi nhận trong đội ngũ.

5/5 - (3 bình chọn)

5/5 - (3 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông