Chi tiết 4 cách tính giá hàng tồn kho dành cho dân kế toán

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Là dân kế toán chắc chắn bạn không còn lạ gì với bộ môn hạch toán kế toán căn bản hay còn gọi là môn nguyên lý kế toán. Trong bộ môn này có một yếu tố bạn không thể bỏ qua đó lầ phương pháp tính giá hàng tồn kho. Trên thực tế, các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều phương pháp. Nhưng trong bài viết này chúng mình sẽ giới thiệu 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho phổ biến nhất được đề cập trong thông tư 133 và thông tư 200. Cùng xem chi tiết 4 phương pháp đó trong bài viết dưới đây nhé.

4 phương pháp tính giá hàng tồn kho 

Phương pháp giá thực tế định danh

Ví dụ: Tình hình hàng tồn kho tính đến ngay 20/06 của công ty ABC như sau: 

Từ ngày 01/06 đến ngày 20/06 công ty ABC có nhập về số lượng máy in. Trong đó ngày 01/06 nhập 1 máy in với giá 5.500.000 VNĐ, ngày 10/06 nhập 1 máy in với giá 4.500.000 VNĐ, ngày 20/06 nhập 2 máy in với giá 5.000.000 VNĐ. Tổng giá trị đã mua về là 20.000.000 VNĐ (đây cũng là tổng tồn kho của công ty). 

tinh-gia-hang-ton-kho

Ngày 25/06 công ty bán ra 2 máy in, 1 máy nhập kho ngày 01/06 và 1 máy nhập kho ngày 20/06. 

Giá trị xuất kho là: 5.500.000 + 5.000.000 = 10.500.000 VNĐ

Vậy trong kho sẽ còn 1 máy nhập kho ngày 10/06 và 1 máy nhập ngày 20/06. Tổng giá trị là 9.500.000 VNĐ

tinh-gia-hang-ton-kho

Phương pháp này có một số đặc điểm như sau:

  • Xuất kho dựa trên giá trị thực tế của hàng mua vào hoặc sản xuất ra (tức là nhập kho bao nhiêu thì xuất giá bấy nhiêu)
  • Là phương pháp tốt nhất, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán: chi phí thực tế phù hợp doanh thu thực tế, phản ánh đúng giá trị của hàng tồn kho.
  • Tốn thời gian và chi phí, nên chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có ít mặt hàng (thường 1 hoặc 2 mặt hàng), mỗi mặt hàng có giá trị lớn, mặt hàng ổn định, dễ dàng nhận diện để đong đếm.

Xem thêm: Hạch toán là gì? Các nội dung cơ bản về hạch toán kế toán

Phương pháp bình quân tức thời (bình quân sau mỗi lần nhập)

Cách tính: Giá xuất kho được tính lại sau mỗi lần nhập kho

Công thức tính như sau:

tinh-gia-hang-ton-kho

Ví dụ: Dữ liệu hàng hóa Y nhập xuất tại doanh nghiệp Sunny như sau

tinh-gia-hang-ton-kho

Đơn giá xuất kho ngày 20/5 = tổng giá trị nhập kho trước ngày 20/05/tổng số lượng nhập kho trước ngày 20/5

Cụ thể như sau:

Đơn giá xuất kho ngày 20/5 = (10 000 + 39 000 + 52 500)/(50 +200+250) = 203

Giá vốn xuất kho ngày 20/5 = Đơn giá x số lượng = 203 x 300 = 60.900 VNĐ

Vậy bảng dữ liệu sẽ có thay đổi như sau:

tinh-gia-hang-ton-kho

Đơn giá xuất kho ngày 31/5 = (Tồn sau ngày 20/5 + mua ngày 28/5)/tổng số lượng mua ngày 28/5 và xuất ngày 31/5)

Cụ thể như sau: 

Đơn giá xuất kho ngày 31/5 = (40 600 + 47 500)/(200 + 250) = 195,78 

Giá vốn xuất kho ngày 31/5 = Đơn giá x số lượng = 195,78 x 200 = 39 156 VNĐ

Xem thêm: Hướng dẫn cách hạch toán doanh thu bán hàng chi tiết cho kế toán

Phương pháp bình quân cuối kỳ

Cách tính như sau:

Giá trị xuất kho =  số lượng xuất dùng x giá đơn vị bình quân

tinh-gia-hang-ton-kho

Để hiểu rõ phương pháp này chúng ta cùng đến với ví dụ:

Bảng kê hàng hóa A - Nhập xuất của công ty New Life như hình dưới. Yêu cầu tính đơn giá, tổng giá gốc của số đã bán và số đơn vị tồn kho cuối kỳ.

tinh-gia-hang-ton-kho

Giá đơn vị bình quân = tổng giá trị hàng mua và tồn đầu kỳ / số lượng mua và tồn đầu kỳ.

Giá đơn vị bình quân = 5150 / 100 = 51,5

Giá trị xuất kho = Đơn giá x số lượng xuất kho = 51,5 x 55 = 2832,5

Giá trị tồn kho = Đơn giá x số lượng tồn kho = 51,5 x 45 = 2371,5

Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Cách tính gái vốn xuất kho: xuất kho lần lượt từ tồn đầu kỳ đến ngày xuất kho - Lô nào nhập vào trước thì ta xuất trước.

Cùng quay lại ví dụ ở trên: bảng kê hàng hóa A - nhập xuất của công ty New Life

Chúng ta cần sắp xếp lại thời gian nhập xuất và được bảng dữ liệu như sau:

tinh-gia-hang-ton-kho

Giá trị tổng số lượng xuất kho = Tồn kho đầu kỳ + hàng mua ngày 15/03 + hàng mua ngày 20/4

Giá trị tổng số lượng xuất kho = 2000 + 600 + 225 = 2825

Xem thêm: Tìm hiểu 4 mẹo nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất

Kết luận

Trên đây là 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho phổ biến trong ngành kế toán có ví dụ cụ thể. Hi vọng trong 4 phương pháp này bạn sẽ lựa chọn được 1 phương pháp phù hợp để áp dụng vào công việc.

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

 

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông